Nguyên nhân được cho là vì lớp khí quyền mỏng của hành tinh Đỏ. Bằng chứng đầu tiên của sét trên sao Hoả đưa ra lần đầu tiên vào năm 2009, sau khi các nhà khoa học tìm thấy những vi sóng phát ra từ cơn bão bụi hoành hành trên đó hồi năm 2006.
Dữ liệu thu được sau 5 năm làm việc của tàu Mars Express của châu Âu, và 3 tháng hoạt động của kính viễn vọng Kính viễn vọng Allen (Mỹ) sau đó không tìm thấy thêm thông tin nào về sóng âm của sét trên sao Hoả. Để tìm hiểu vì sao sét lại hiếm hoi như vậy trên sao Hoả, các nhà khoa học đã tập trung vào việc phân tích các dạng sét hình thành từ bão bụi sao Hỏa.
Các hạt cát cũng như những loại hạt khác trong các cơn bão thông qua hiệu ứng triboelectric cũng như hiệu ứng tĩnh điện sẽ tích điện. Khi 2 vật liên tục va chạm và cọ xát vào nhau, bề mặt của vật này có thể lấy đi electron từ bề mặt vật kia, gây ra sự mất cân bằng về điện, nghĩa là 1 vật sẽ tích điện dương, vật còn lại tích điện âm. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thử nghiệm bằng hạt bazan lấy từ một tảng đá nằm ở miệng núi lửa sao Hoả.
Họ cho các hạt hình cầu 1-2 mm này lên một tấm rung dao động trong 30 phút, sau đó lấy một hạt nằm ở trung tâm ra để đo điện tích. Ngoài ra, các chuyên gia cũng thiết lập các mức áp suất không khí khác nhau trong quá trình thử nghiệm. Được biết, áp suất khí quyển trung bình trên sao Hỏa là 6 millibar. Trên Trái đất, áp suất khí quyển trung bình khoảng 1.000 millibar ở mực nước biển.
Phát hiện cho thấy điện tích khó xuất hiện trên các hạt bazan khi điều kiện áp suất không khí thấp. Chính vì kết quả này, các nhà khoa học tin rằng áp suất khí quyển chính là một trong những lý do khiến cho sét rất ít khi xảy ra trên sao Hoả và nếu có xảy ra, năng lượng hình thành cũng không nhiều. Ngoài ra, trên Trái đất, một số tác nhân như tia vũ trụ từ không gian sâu hoặc bức xạ cực tìm từ Mặt Trời cũng có thể tạo ra điện tích cần thiết cho sét. Trên sao hoả, những yếu tố này không đủ nhiều để giúp tạo ra sét.