Khám phá Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời

Ganymede là vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời.
Khám phá Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời

1. Nhà thiên văn học vĩ đại Galileo Galilei phát hiện ra Ganymede trong 11/1//1610.

2. Tên Ganymede được đặt theo tên của nhân vật trong thần thoại Hi Lạp Ganymede. Đây là nam thần rót rượu cho Zeus.

Khám phá Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời - anh 1

Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời

3. Công cuộc khám phá các vệ tinh của Sao Mộc bắt đầu từ khi tàu thám hiểm Pioneer 10 bay qua bề mặt các vệ tinh này những năm 1970.

4. Tính theo khoảng cách đến Sao Mộc, Ganymede là vệ tinh đứng thứ 7 trong tất cả các vệ tinh của sao Mộc.

5. Ganymede quay xung quanh Sao Mộc với khoảng cách trung bình là 1.070.400 km.

6. Ganymede to hơn Sao Thủy nhưng do mật độ thấp nên nó chỉ nhẹ bằng một nửa Sao Thủy.

Khám phá Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời - anh 2

Những vệ tinh lớn đã phát hiện trong Hệ Mặt trời

7. Đến năm 2004, đã có 67 vệ tinh của Sao Mộc được khám phá và được chia ra làm 7 nhóm. Trong những vệ tinh này, Io, Europa, Ganymede và Callisto (4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc) được khám phá bởi Galileo Galilei từ đầu thế kỷ 17 và được lập thành một nhóm.

8. Vệ tinh Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Ganymede được phân lớp đầy đủ thành các lớp riêng biệt với một lõi nóng chảy giàu sắt.

Khám phá Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời - anh 3

Vệ tinh Ganymede

9. Sau khi Sao Mộc hình thành, xung quanh nó có một đám tinh vân bụi và khí. Những đám bụi khí này đã tích tụ dần dần tạo nên các vệ tinh lớn của Sao Mộc. Quá trình tích tụ của Ganymede là khoảng 10.000 năm.

10. Các nhà khoa học tin rằng giữa các lớp băng của Ganymede là một biển nước muối dày nằm sâu 200 km trong lòng vệ tinh.

Khám phá Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời - anh 4

Đại dương nước mặn của Ganymede là lớp thứ hai từ bên ngoài vào có màu xanh sáng

11. Trong cuộc họp báo của NASA ngày 12/3/2015, các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện một đại dương ngầm trên Ganymede, mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, theo quan sát mới từ kính thiên văn vũ trụ Hubble.

Các nhà khoa học ước tính đại dương này có độ sâu khoảng 96km, gấp 10 lần so với các đại dương trên Trái Đất. Nhưng khác với các đại dương nước mặn của Trái Đất, đại dương trên Ganymede chìm sâu dưới lớp băng dày hơn 150km.

Khám phá Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời - anh 5

Sao Mộc nhìn từ Mặt trăng Ganymede. Ảnh SPL

12. Ganymede là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời đã phát hiện được sự xuất hiện của quyển từ.

13. Trong tương lai, một dự án mang tên Europa Jupiter System Mission (EJSM) (dự án nghiên cứu Sao Mộc và các vệ tinh, chủ yếu là Europa) liên kết giữa 2 trung tâm khoa học vũ trụ NASA và ESA có thể được thực hiện vào năm 2020.

Trang Ly (T/h)

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.