Khám phá Tết cổ truyền ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới

Vào những ngày cuối năm, không riêng ở đâu, Đông Á tưng bừng như một bữa đại tiệc. Bán đảo Triều Tiên cũng không nằm ngoại lệ.
Khám phá Tết cổ truyền ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới

Đông Á nói chung đều có nét tương đồng trong phong tục đón Tết Âm. Mỗi quốc gia có thể khác nhau và xê xích về ngày giờ đôi chút nhưng đều là ngày lễ đón năm mới theo cách tính của tuần mặt Trăng. Thậm chí với sự gần cận về mặt địa lý, các nước còn được giao thoa văn hóa tạo nên sự giống nhau về tập quán và nghi thức đón Tết.

Đối với Triều Tiên, đã một thời gian dài người dân không ăn Tết cổ truyền. Nhưng hiện nay các phong tục cổ xưa được phát huy.

Khám phá Tết cổ truyền ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới - anh 1

Tại Triều Tiên, ngày Tết được gọi là So-na. "Quốc gia bí ẩn" nhất thế giới đã từng không được có cái Tết cổ truyền trong một khoảng thời gian khá dài kể từ sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân thành lập. Suy nghĩ cho rằng Tết truyền thống là lưu giữ tàn tích của chế độ phong kiến cũ đã khiến Thủ tướng Kim Nhật Thành ra sắc lệnh dỡ bỏ, và người dân Triều Tiên từ lâu chỉ còn được nghỉ 1 ngày vào dịp Tết Dương.

Đến năm 1989, các phương tiện truyền thông Triều Tiên mới bắt đầu khuyến khích người dân trở lại với Tết truyền thống. Nhà nước Triều Tiên cũng đã đồng tình xác lập lại phong tục này. Theo đó, người Triều Tiên sẽ được nghỉ Tết 3 - 4 ngày. Đó cũng là khoảng thời gian họ thăm hỏi gia đình, bày tỏ lòng thành với tổ tiên, ăn uống mừng năm mới và không quên sự biết ơn đối với các vị lãnh đạo của họ, đặc biệt là cố chủ tịch Kim Jong Il.

Khám phá Tết cổ truyền ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới - anh 2

Xét về nhiều mặt, Tết của người Triều Tiên cũng tương tự Tết tại Việt Nam hoặc Trung Quốc. Thay vì bánh chưng hay bánh tét như Việt Nam, người Triều Tiên ăn loại bánh có tên songpyeong.

Theo tờ Chosun Ilbo, songpyeong là một loại bánh gạo nấu chín, thường được đặt hoặc gói trong lá để định hình. Loại songpyeong này cũng có ở Hàn Quốc, nhưng của người Triều Tiên làm nhỏ hơn và trang trí hoa văn khác nhau.

Khám phá Tết cổ truyền ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới - anh 3

Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: “đuổi quỉ” và “đốt tóc”. Để “đuổi quỉ”, họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành. Tục “đốt tóc” thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.

Khám phá Tết cổ truyền ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới - anh 4

Vào ngày đầu năm, người Triều Tiên thức dậy từ rất sớm, khi mặt trời vừa ló. Mỗi người sẽ lấy một ít tiền cho vào trong hình nộm bằng rơm, sau đó đem bỏ ra ngoài phố để đuổi tà ma, đón vận may. Các thành viên trong gia đình quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với chiếc bánh gạo và đậu xanh trong đó. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, họ tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.

Sáng mùng 1, mọi người đều diện trang phục truyền thống của dân tộc mới may dành riêng cho dịp Tết, có tên gọi Solbim, thường sặc sỡ vì được trang trí bằng 5 màu chính. Những người đàn ông sang nhà hàng xóm để chúc mừng nhau, phụ nữ thì không được phép tham gia vào tục lệ này, vì người dân Triều Tiên vẫn tin rằng gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo trong cả năm nếu người xông đất là phụ nữ. Do vậy họ thường giết thời gian bằng cách chơi một loại cờ dân gian có tên gọi là Yut Nori và cùng nhau chia sẻ đồ ăn, ca hát và nhảy múa.

Khám phá Tết cổ truyền ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới - anh 5

Đến xế chiều, người ta lấy tóc rụng được thu thập trong năm đem ra đốt, mong sự bình an cho cả năm.

Trong 3, 4 ngày Tết, người dân được nghỉ làm, thăm hỏi gia đình, bày tỏ lòng thành với tổ tiên và không quên sự biết ơn đối với các vị lãnh đạo của họ, đặc biệt là cố Chủ tịch Kim Jong-il.

Khám phá Tết cổ truyền ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới - anh 6

Trong ngày Tết, người dân sẽ tụ họp trước Quảng trường Kim Il-sung. Đây sẽ là nơi người dân Bình Nhưỡng dâng hoa và cúng trước bức tượng khổng lồ của hai vị lãnh đạo quá cố Kim Il-sung và Kim Jong-il.

Theo nhiều tài liệu, dù không bắt buộc nhưng ngay cả những người dân ở các vùng ngoài Bình Nhưỡng cũng sẽ xem việc đi dâng hoa cho hai vị lãnh đạo là nghi thức cần thiết.

Tuy ngày Tết ngắn ngủi và mang nhiều dư vị của chế độ nhưng đây là khoảng thời gian vui tươi hạnh phúc nhất của năm. Daily NK cho biết, những gia đình khá giả sẽ đón Tết sum vầy đầy đủ, còn những người nghèo khó trong tình trạng thiếu lương thực của đất nước sẽ tận dụng cơ hội được “ban lộc” bằng củi sưởi ấm và thức ăn. Đó là lúc một kỳ nghỉ đơn giản, với cơm canh tươm tất cũng đủ ấm áp.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Phước (Việt Nam). Ảnh minh họa: TTXVN.
Chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Kế hoạch).
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
(Ngày Nay) - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine để sớm kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 và công bố hết dịch vào giữa tháng 10/2024. Tăng độ phủ vaccine nhanh nhất là chìa khóa tối ưu để kiểm soát dịch sởi.