Khát vọng hòa bình của người Afghanistan sau hai thập kỷ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 13/11 năm 2001, khi mặt trời vừa bắt đầu mọc trên dãy núi Hindu Kush, các tay súng Taliban hoàn toàn "bốc hơi" khỏi Kabul, họ chấp nhận bỏ thủ đô trước sự đổ bộ của quân đội Mỹ.
Khát vọng hòa bình của người Afghanistan sau hai thập kỷ

Thi thể của những người Ả Rập ngoại quốc chọn ở lại Kabul nằm rải rác trên đường phố. Họ bị sát hại bởi những phiến quân miền Bắc Afghanistan, lực lượng này đang tiến vào tiếp quản thủ đô Kabul ngay sau khi Taliban rút lui về miền Nam.

Chỉ hai tháng sau khi 4 chiếc máy bay bị các không tặc điều khiển lao vào 3 tòa nhà mang tính biểu tượng của đất nước khiến gần 3.000 người thiệt mạng, quân đội Mỹ đã chính thức tham chiến tại Afghanistan.

Những kẻ chủ mưu vụ khủng bố 11/9 năm 2001 đang ẩn náu tại Afghanistan và được chính quyền Taliban bao che. Nhiệm vụ của binh lính Mỹ khi đó rất ngắn gọn: tìm những kẻ chủ mưu và đưa chúng ra trước công lý.

Khát vọng hòa bình của người Afghanistan sau hai thập kỷ ảnh 1

Các binh sĩ Liên minh phương Bắc Afghanistan chứng kiến các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các vị trí của Taliban, ngày 19 tháng 11 năm 2001. Ảnh: AP

Sự kiện 11/9 năm 2001 không chỉ tác động đến lịch sử nước Mỹ, mà còn là với toàn bộ người dân Afghanistan. Dù hai thập kỷ sau đó, bạo lực và đổ máu vẫn tiếp diễn, nhưng trong những ngày đầu tiên khi người Mỹ đặt chân tới quốc gia Trung Á này, người Afghanistan đã hy vọng vào một cuộc sống mới.

Trong bối cảnh đó, người Afghanistan hiểu sứ mệnh chống lại Osama bin Laden và Taliban đồng nghĩa với một cơ hội đảm bảo cho tương lai của họ. Đã có lúc, họ tin vào sức mạnh của “những người ngoại quốc."

Từ hàng trăm năm trước cho đến những ngày gần đây, cụm từ "người ngoại quốc" mang nhiều nghĩa đối với người dân Afghanistan, từ những kẻ xâm lược đến những kẻ thực dân mới.

Nhưng vào tháng 11 năm 2001, khi quân đội Mỹ và đồng minh đặt chân tới thủ đô hoang tàn Kabul, "người ngoại quốc" có nghĩa là hy vọng.

Torek Farhadi, một người tị nạn, đã quyết định trở về Afghanistan vào năm 2002 sau sự biến mất của Taliban. Farhadi muốn trở thành một phần của đất nước Afghanistan mới được người Mỹ hứa hẹn.

“Tôi thấy mọi người nhẹ nhõm và tràn đầy năng lượng để bắt đầu lại”, nhà kinh tế học cho biết. "Có những phụ nữ trẻ thông minh đã không có cơ hội đi học trong giai đoạn Taliban nắm quyền."

Sự xuất hiện của liên quân do Mỹ dẫn đầu đã chấm dứt một chế độ đàn áp, cực đoan về tôn giáo, hà khắc với phụ nữ.

Khát vọng hòa bình của người Afghanistan sau hai thập kỷ ảnh 2

Một bé trai Afghanistan thả diều tại Kabul. Hoạt động này từng bị cấm dưới thời Taliban. Ảnh: AP

Mullah Mohammad Omar, thủ lĩnh một mắt ẩn dật của Taliban, đã đưa thời Trung cổ trở thành Afghanistan. Những sắc lệnh nghiêm khắc mà ông đặt ra dựa trên Sharia (luật Hồi giáo) đã trở thành luật pháp hiện đại.

Phụ nữ bị cấm đi học, chỉ được ở trong nhà và khi đi ra ngoài phải trùm kín mặt, có một người đàn ông trong gia đình đi kèm. Đàn ông được yêu cầu để râu. Truyền hình, âm nhạc giải trí hoàn toàn bị cấm, chỉ trừ các bài thánh ca.

Khi Taliban bỏ chạy sau vụ 11/9, Hamid Karzai - người sau này trở thành lãnh đạo Afghanistan, bước vào dinh tổng thống rộng lớn, ông phát hiện ra Taliban vẫn để lại dấu ấn của thời kỳ đen tối: cây đàn dương cầm bị rút ruột, chỉ còn lớp vỏ ngoài, vì lo sợ ai đó chơi đàn.

Những bức tranh tường trên tường bị bong tróc, Taliban tin rằng hình ảnh của các sinh vật sống là tội ác chống lại đạo Hồi, đến độ từng con chim nhỏ đều bị bút chì bôi đen mắt.

Trong những năm đầu tiên đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, đã thề rằng sẽ không nhúng tay vào việc thiết lập một quốc gia. Việc điều hành đất nước được giao cho các đồng minh Afghanistan của Washington. Dưới sự lãnh đạo của họ, Afghanistan đã trở thành một quốc gia "siêu tham nhũng", nơi tiền bạc chảy vào túi các thủ lĩnh địa phương và dẫn đến sự trỗi dậy của Taliban.

Người Pashtun, dân tộc chiếm đa số đã tạo nên xương sống của đất nước, đột nhiên bị tước đoạt nhiều quyền lợi. Năm 2002, phó cảnh sát trưởng tỉnh Zabul, từng là thành trì của Taliban, đã cử 2.000 thanh niên Pashtun đến Kabul để gia nhập quân đội quốc gia Afghanistan. Họ bị người Kabul trêu chọc và chế giễu, để rồi phần lớn sau đó gia nhập Taliban.

Áp phích khổng lồ của "người hùng chống Taliban và Liên Xô" Ahmad Shah Massoud - một lãnh chúa người Tajik bị ám sát vào ngày 9/9 năm 2001, được dán tại các địa điểm công cộng và bên trong Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên, Mohammad Fahim, một trung úy của Massoud, đã xoáy sâu vào sự chia rẽ bằng cách thể chế hóa sự phân biệt đối xử về sắc tộc.

Tới năm 2021, quân đội chính quy Afghanistan đã nhanh chóng tan rã mà không hề kháng cự Taliban. Họ vốn chỉ trung thành với thủ lĩnh địa phương thay vì chính phủ trung ương. Việc xây dựng quân đội Afghanistan thường được ví như việc sửa chữa một chiếc máy bay trên trời.

Khát vọng hòa bình của người Afghanistan sau hai thập kỷ ảnh 3

Quân đội chính quy Afghanistan thường trung thành với các thủ lĩnh địa phương hơn là chính phủ trung ương. Ảnh: AP

Vào năm 2012, chỉ hai năm trước khi Mỹ và NATO bàn giao hoạt động của cuộc chiến cho chính phủ Afghanistan, quân đội nước này hầu như không đủ năng lực và đầy những phần tử thù ghét người ngoại quốc. Những người lính Afghanistan với ủng bị thủng lỗ và thiếu mũ bảo hộ vì các cấp trên tham nhũng cung cấp quân trang kém chất lượng.

Còn với các cố vấn quân sự nước ngoài, họ không tham gia các buổi huấn luyện sử dụng đạn thật vì lo sợ bị binh lính Afghanistan chĩa súng về phía mình.

Sự trở lại của Taliban, đã tạo ra nỗi sợ hãi lan rộng trong giới trẻ ở các thành phố của Afghanistan, nơi các cô gái thành thị có thể thoải mái ăn mặc theo sở thích và ra đường với bạn bè là những chàng trai trẻ mặc trang phục phương Tây.

Là một đất nước có 36 triệu dân, Afghanistan có rất nhiều tầng lớp bảo thủ, chủ yếu sống ở nông thôn. Nhưng không phải cũng muốn quay trở lại thời kỳ Sharia thống trị trong mọi mặt đời sống.

Các nhà lãnh đạo mới của Taliban, bao gồm cả người đồng sáng lập phong trào Mullah Abdul Ghani Baradar, hứa hẹn một bộ mặt khác trong lần trở lại này. Từng ẩn dật trước ống kính, nhiều lãnh đạo Taliban giờ đã xuất hiện thường xuyên trên sân khấu ngoại giao. Họ đảm bảo phụ nữ có thể đi làm, đi học và tham gia vào đời sống xã hội.

Không nhiều người tin vào những hứa hẹn của Taliban, nhất là những người trẻ, thế hệ sinh sau năm 2001 chưa từng trải qua cuộc sống không có tiện nghi hiện đại.

Một số người Afghanistan lớn tuổi lo ngại rằng nền kinh tế vốn đã suy thoái sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn dưới sự cai trị của chính quyền mới.

Khát vọng hòa bình của người Afghanistan sau hai thập kỷ ảnh 4

Phụ nữ Afghanistan lo ngại sự trở lại của Taliban sẽ tước đoạt quyền lợi đang được hưởng sau 20 năm. Ảnh: AP

Ngay cả khi cả thế giới bàng hoàng chứng kiến ​​sự sụp đổ nhanh chóng của quân đội và chính phủ Afghanistan trong những tuần qua, thì những dấu hiệu về sự suy tàn của nhà nước này đã xuất hiện từ lâu.

20 năm và hàng tỷ USD đầu tư, Afghanistan vẫn bị xếp hạng là quốc gia bất công với phụ nữ, theo Viện Phụ nữ Hòa bình và An ninh Georgetown. Vào năm 2018, trong một cuộc thăm dò của Gallup đưa ra thang điểm từ 1 đến 10, người dân Afghanistan tự đánh giá cơ hội cho một tương lai tốt đẹp hơn trong 5 năm tới chỉ là 2,3.

Cách đây vài năm, một trong những thành viên của Hội đồng Hòa bình Cấp cao Afghanistan, đã tự hỏi làm thế nào mà các lực lượng của Mỹ và NATO - lúc cao điểm lên tới 150.000 người và chiến đấu cùng với hàng trăm nghìn quân Afghanistan, lại không thể đánh bại hàng chục nghìn quân Taliban.

“Hoặc là họ không muốn, hoặc họ không thể làm được. Họ đã tạo ra một địa ngục, không phải một thiên đường, cho chúng tôi", người này nói.

Trong những năm đầu tiên sau ngày 11/9, tiền của Mỹ đến Kabul trong các vali. Không có ngân hàng nào hoạt động vào thời điểm đó. Hầu hết trong số đó đã rơi vào tay các thủ lĩnh đồng minh của Mỹ, những người tạo ra một bộ máy công quyền sống dựa hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài.

Quân đội Mỹ thường bị các đồng minh Afghanistan của họ sử dụng để trả thù. Mohabullah, một người Afghanistan đã rời bỏ Taliban để trở về nhà ở tỉnh Ghazni, từng chứng kiến một chủ trạm xăng bị quân đội Mỹ bắt giữ do bị vu là Taliban.

Trong thời gian đầu ở Afghanistan, người Mỹ thường mắc kẹt trong các cuộc tranh chấp cục bộ do họ hoàn toàn phụ thuộc vào các thủ lĩnh địa phương. Vào năm 2002, một vị tướng của Mỹ đã phải hoàn toàn dựa vào các cựu lãnh chúa để biết thông tin về những nhân vật tai tiếng của al-Qaeda.

Khát vọng hòa bình của người Afghanistan sau hai thập kỷ ảnh 5

Binh sĩ Mỹ rút khỏi Kabul vào ngày 21/8. Ảnh: AP

Đối với những người thường xuyên theo dõi tình hình tại Afghanistan trong nhiều năm, cảnh tượng đám đông, mà hầu hết là nam thanh niên đu bám trên máy bay vào tháng trước, là một bản cáo trạng cho hai thập kỷ can thiệp và hàng tỷ đô la đã chi tiêu của người Mỹ.

“Chính phủ Afghanistan và các lãnh chúa địa phương đã trục lợi nhờ vào quyền lực. Họ giàu có một cách bẩn thỉu và bắt toàn bộ hệ thống chính trị làm con tin cho lợi ích của họ", nhà kinh tế học Torek Farhadi chỉ ra. “Mọi người dần mất niềm tin. Ngay cả những người lính cũng không muốn chiến đấu vì họ."

Ông Farhadi, cựu cố vấn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và là nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới, cho biết sẽ trở về quê hương của mình một lần nữa để giúp chính quyền Taliban hoạt động trong thế kỷ 21.

Đã có quá nhiều thay đổi tại Afghanistan kể từ ngày 11/9 năm 2001. Bin Laden đã chết và biến mất, Kabul đã quá xa lạ với nhiều người Taliban trong ngày trở lại. Những hậu quả của quá trình rút quân khỏi Afghanistan sẽ đến với chính phủ Mỹ trong thời gian tới. Còn với những người như Farhadi, hy vọng về một tương lai hòa bình vào tháng 11 năm 2001 từ lâu đã bị dập tắt.

Nhà kinh tế học có vài lời khuyên dành cho những người cai trị mới của Afghanistan.

“Hãy để mắt đến nạn tham nhũng. Tạo sân chơi bình đẳng cho hoạt động kinh doanh không tham nhũng. Để phụ nữ tham gia lực lượng lao động; nó sẽ giúp các hộ gia đình tăng cường tài chính của họ. Kêu gọi cộng đồng kiều bào quay về, đầu tư, giúp đỡ xây dựng đất nước. Tránh đẩy đất nước vào thế cô lập. Chính người dân sẽ phải trả giá bằng các biện pháp trừng phạt", ông Farhadi nói.

Theo AP
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.