Nguyên nhân khiến một ngày trên Trái Đất kéo dài hơn

(Ngày Nay) - Vào khoảng 1,4 tỷ năm trước đây, thời gian một ngày trên hành tinh chúng ta chỉ kéo dài 18 tiếng nhưng cho tới hiện tại nó đã kéo dài tới 24 tiếng. Nguyên nhân nào dẫn đến điều này?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Sciencedaily, một nghiên cứu mới đây của các nhà địa chất học đã chỉ ra mối quan hệ của hành tinh chúng ta với Mặt Trăng đã khiến một ngày trên Trái Đất hiện tại kéo dài hơn so với quá khứ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, vào khoảng 1,4 tỷ năm trước, một ngày trên Trái đất chỉ kéo dài hơn 18 giờ. Nguyên nhân một phần là do Mặt trăng ở gần hơn và đã làm thay đổi cách Trái đất quay quanh trục của nó.

Stephen Meyers, giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Wisconsin Madison - đồng tác giả của nghiên cứu này giải thích, khi Mặt trăng di chuyển xa dần, Trái Đất quay chậm lại.

"Để biết chính xác thời gian trong quá khứ xa xôi nhất của Trái đất chúng tôi đãsử dụngcông nghệhóa học để phát triển các thang thời gian địa chất từ thời cổ xưa. Nhờ đó mà các nhà khoa học cũng có thể nghiên cứu những tảng đá có hàng tỷ năm tuổi theo cách tương đương", giáo sư nói.

Trái đất chuyển động trong không gian vũ trụ và tại đó, nó chịu ảnh hưởng của các hành tinh khác cũng như lực tác động ảnh hưởng từ Mặt trăng lên đó. Nhờ điều này đã giúp các nhà nghiên cứu xác định được các biến thể trong vòng quay của Trái đất và nó lắc lư trên trục quỹ đạo Trái đất và xung quanh Mặt trời.

Theo đó, những biến thể này được gọi chung là chu kỳ Milankovitch và chúng có khả năng xác định nơi ánh sáng Mặt trời phân bố trên Trái đất. Ngoài ra, nó cũng có thể xác định được khí hậu của Trái đất thay đổi thế nào. Giáo sưMeyers và các nhà khoa học đã quan sát sự thay đổi khí hậu này trong hồ sơ đá trải qua hàng trăm triệu năm.

Trước đó, năm 1989, nhà thiên văn học Paris Jacques Laskar đã đưa ra giả thiết rằng,với thời gian xa hơn khoảng hàng tỷ năm thì các phương tiện địa chất như đồng vị phóng xạ cũng không thể cung cấp độ chính xác cần thiết để xác định các chu kỳ. Cùng với đó là sự hiểu biết về lịch sử của Măt trăng vẫn còn hạn chế cùng với đó là sự hỗn loạn của hệ Mặt trời.Sở dĩ hệ Mặt trời bị hỗn loạn trong hàng triệu năm chính là do có rất nhiều hành tinh chuyển động xung quanh.

Trong một nghiên cứu trầm tích trên một hệ tầng đá khoảng 90 triệu năm tuổi và nhờ vào chu kỳ khí hậu của Trái đất, giáo sư Meyers và các đồng nghiệp đã bẻ khóa được mật mã về sự hỗn loạn trong hệ Mặt trời.

Meyers cho biết mỗi năm Mặt trăng di chuyển khỏi Trái đất với tốc độ 3,82 cm. Sử dụng vào tốc độ ngày nay, các nhà khoa học có thể tính toán rằng, khoảng 1,5 tỷ năm trước, nếu lực hấp dẫn của Mặt trăng đủ gần khi tương tác với Trái đất sẽ khiến cho nó không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, chúng ta biết Mặt trăng là 4,5 tỷ năm tuổi.

Vì vậy, Meyers đã tìm cách giải thích, vào hàng tỷ năm trước chính Mặt trăng đã làm ảnh hưởng tới chu kỳ Milankovitch của Trái đất.

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.