Khơi nguồn cảm hứng dạy học lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 13/12, tại thành phố Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cùng Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức Hội thảo khoa học "Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay".
Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, phát biểu tại Hội thảo.
Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, phát biểu tại Hội thảo.

Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế chia sẻ, lịch sử là môn học cực kỳ quan trọng, giúp người học hình thành lòng yêu nước, bản lĩnh văn hóa và trở thành công dân tích cực. Kiến thức môn lịch sử hiện rất cần được coi trọng để gìn giữ bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đáng lo ngại đang đặt ra là tình trạng "lỗ hổng" kiến thức, thiếu hứng thú với bộ môn lịch sử ở học sinh và chất lượng dạy học chưa được như kỳ vọng.

Với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đông đảo giáo viên bộ môn lịch sử trên địa bàn tỉnh, hội thảo là dịp để các đại biểu cùng trao đổi, chia sẻ về thực trạng dạy và học lịch sử ở các trường trung học phổ thông; từ đó tìm ra giải pháp đổi mới đào tạo giáo viên lịch sử đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng khung đánh giá thành phần năng lực nhận thức và tư duy lịch sử của học sinh theo Chương trình môn lịch sử năm 2022; phát triển năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học lịch sử hiện nay…

Có 40 tham luận được gửi về hội thảo, trong đó có 20 tham luận được Ban Tổ chức lựa chọn, biên tập và in kỷ yếu. Các bài viết tập trung vào 3 nội dung chính bao gồm: những vấn đề chung, phương pháp dạy học bộ môn lịch sử và vận dụng phương pháp dạy học lịch sử ở địa phương.

Nhìn từ kinh nghiệm dạy học môn lịch sử ở một số quốc gia trên thế giới cũng như quá trình dạy học qua các thời kỳ tại Việt Nam, các đại biểu đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng và thiếu yêu thích đối với môn học này. Đó là việc học đối phó môn lịch sử ở học sinh; tác động của tình trạng văn hóa phim ảnh các quốc gia tràn lan vào Việt Nam; khối lượng kiến thức lịch sử có quá nhiều sự kiện, con số, nhân vật… trong nội dung chương trình học và trình độ, năng lực truyền đạt của các giáo viên lịch sử chưa đồng đều.

Hội thảo ghi nhận nhiều đóng góp bám sát thực tiễn từ các giáo viên, giảng viên nhằm tìm ra giải pháp giúp học sinh, sinh viên học tốt, say mê nghiên cứu lịch sử. Hầu hết các đại biểu cho rằng, cần phát triển chương trình đào tạo ngành sư phạm lịch sử ở Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế), ứng dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học phân môn lịch sử. Với lợi thế là nơi còn lưu giữ nhiều di tích của Bác Hồ, di tích lịch sử, quần thể di tích Cố đô Huế và hệ thống các bảo tàng, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế nên tổ chức dạy theo phương pháp thực hành hay xây dựng chương trình trải nghiệm thực tế, nhằm khơi nguồn cảm hứng dạy, học cho giáo viên và học sinh. Mặt khác, địa phương cũng cần xây dựng kênh thông tin tư liệu để phục vụ việc giáo dục lịch sử trong trường học.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Tân, chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Dù có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, nhưng thành tích chung và kết quả bộ môn lịch sử trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chưa cao. Đây là điều trăn trở đối với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh.

Do đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế mong muốn các thầy, cô giáo tại Hội thảo sẽ là người lan tỏa tinh thần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử đến đội ngũ giáo viên lịch sử trên toàn tỉnh. Đồng thời, qua Hội thảo, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh sẽ có nhiều kinh nghiệm để tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư phù hợp, phát huy lợi thế của địa phương trong việc dạy học bộ môn lịch sử giai đoạn hiện nay.

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.