Không cần mưa vẫn có cầu vồng

Không cần mưa vẫn có cầu vồng

Không kể ngày mưa hay nắng, cứ cuối tuần, xóm nghèo ở Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội lại rộn ràng với tiếng đọc chữ, ghép vần của lũ trẻ nghèo và nhóm thầy cô giáo chủ yếu là sinh viên các trường đại học. Lớp học ấy nằm trong dự án từ thiện “Lớp học Cầu vồng”.

____________________

Không cần mưa vẫn có cầu vồng ảnh 1

Trong căn phòng nhỏ khoảng 20m2 ở phường Phúc Xá, Long Biên, lớp học của cho người nghèo chỉ đơn sơ chục bộ bàn ghế nhỏ, nhưng rộn rã những tiếng cười nói thân thiết không có khoảng cách giữa tình nguyện viên và học trò. Học sinh trong lớp rất đặc biệt, mỗi người một cảnh ngộ, một độ tuổi, chủ yếu là học sinh cấp 1, tất cả đều chung một niềm ham học, muốn học con chữ, học tiếng Anh và bất cứ bài học nào mà lũ trẻ chưa biết.

Lớp học Phúc Xá là một trong những điểm học được thành lập từ những ngày đầu tiên của dự án “Lớp học Cầu vồng”. Từ 1-2 lớp học ở Hà Nội, nhóm thiện nguyện đã rất vất vả để mang “cầu vồng” đến với nhiều mảnh đời éo le, nghèo khó ở các vùng sâu, vùng xa trên cả nước. “Lớp học Cầu vồng” do Trần Quý Thu Hà sáng lập nên hồi năm 2016 với mong muốn đưa con chữ tới những hoàn cảnh khó khăn trên khắp đất nước. Sau 7 năm hoạt động, Lớp học Cầu vồng hiện đang là thành viên của mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực miền bắc (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

Không cần mưa vẫn có cầu vồng ảnh 2

Ngày mới hoạt động, Dự án bắt đầu với lớp chợ Long Biên nay gộp thành lớp Phúc Xá. Nhận thấy sự hiệu quả của mô hình học này, Thu Hà và các tình nguyện viên liên tiếp mở thêm những lớp học tiếng Anh, Toán, tiếng Việt cho các bé cấp 1 có hoàn cảnh khó khăn.

Chia sẻ với báo chí, Trần Quý Thu Hà tâm sự: Mặc dù nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, nhưng nhiều trẻ em và người lớn ở bãi sông Hồng sống không có điện, không có nước sạch, không có hộ khẩu. Những rào cản này đã khiến nhiều trẻ em xóm bãi thất học, hầu hết các em chỉ học hết cấp cơ sở hoặc cố gắng đến THPT rồi lao vào đời kiếm cơm. Vòng quay nghèo đói cứ thế lặp lại, từ đời này sang đời khác. Muốn thoát nghèo phải học chữ, phải biết đọc sách, và tự tìm cho mình những con đường riêng. Điều này đã thôi thúc Thu Hà phải đem bằng được con chữ đến với trẻ nhỏ xóm nghèo.

Những lớp học lần lượt ra đời như một mệnh lệnh từ trái tim của những bạn trẻ nặng lòng với người yếu thế. Ngọc Nguyễn, trợ lý người sáng lập dự án “Lớp học Cầu vồng” kể lại, tất cả mọi người thực hiện dự án, từ người sáng lập đến trợ lý và các bạn tình nguyện viên đều làm việc cực kỳ nghiêm túc, nỗ lực và đầy trách nhiệm. “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một tổ chức từ thiện phi chính phủ hoạt động kỷ luật và bài bản như vậy. Mọi người luôn đúng deadlines, đã hứa là phải làm, các công việc cần được hoàn thành nhanh chóng, đúng hạn và đảm bảo chất lượng. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tiền càng phải chính xác từ con số nhỏ nhất để đưa thông tin đến các nhà hảo tâm được chính xác nhất. Sự thành công của lớp học cầu vồng phần lớn là do sự kỷ luật và lòng nhiệt huyết của tất cả các thành viên tạo nên”, Ngọc Nguyễn nói.

Không cần mưa vẫn có cầu vồng ảnh 3

Hiện nay lớp học Cầu vồng có khoảng 250 tình nguyện viên và 450 học sinh đến từ các vùng miền trên cả nước. Riêng Hà Nội, dự án có khoảng 4 - 5 lớp gồm Lớp Phúc Xá (dành cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn), Lớp Phúc Tụê, lớp Newsky, lớp Ong Mật (Lớp học liên kết với các trung tâm trẻ khuyết tật trí tuệ), Lớp Ánh sáng kim ngưu (dành cho trẻ khuyết thị)... Nhiều lớp học đã mang lại những thành công tích cực như lớp học hàn gắn kết hợp với dự án “Cắt đứt vòng xoáy - Giáo dục cho trẻ em là con đường thoát nghèo hiệu quả của các gia đình bị ảnh hưởng bởi COVID-19” tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác.

Theo Ngọc Nguyễn, các lớp học Cầu vồng hoạt động đều đặn hàng tuần theo lịch sẵn. Nếu có bất cứ tình nguyện viên hoặc học sinh nào có việc bận, cả nhóm sẽ thảo luận để dạy bù. Về dạy học, các tình nguyện viên đều dạy miễn phí. Điều đặc biệt của lớp học Cầu vồng là các tình nguyện viên dạy cả trực tiếp và dạy online. “Thường các bạn có đường truyền mạng ổn định sẽ chọn dạy học online. Còn các bạn không có mạng hoặc mạng yếu sẽ chọn học trực tiếp. Tình nguyện viên sẽ không quản mưa nắng sẽ đến nhà học sinh, đến trung tâm hoặc đến văn phòng của lớp”, Ngọc Nguyễn cho biết.

Không cần mưa vẫn có cầu vồng ảnh 4

Gần 7 năm trên hành trình đem con chữ đến hàng trăm em nhỏ thiệt thòi, dự án “Lớp học Cầu vồng” còn tổ chức rất nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa. Nói về các hoạt động này, Ngọc Nguyễn chia sẻ: Với mỗi hoạt động, khi có sự kiện gì lớp sẽ đăng bài trên Facebook về dự trù kinh phí và kêu gọi ủng hộ, tài trợ từ các nhà hảo tâm. Tất cả đều vận hành từ tấm lòng và sự đóng góp quỹ của cộng đồng. Dự án thường xuyên liên kết với các bên để tổ chức các chương trình ngoại khóa bổ ích cho các em học sinh, ví dụ như kết hợp với Good Neighbour Vietnam để tổ chức lớp học giới tính và bảo vệ bản thân cho các bé lớp 1; hay kết hợp với “RỪNG” để tổ chức một Workshop trồng cây cho các bé là học sinh tại lớp học Cầu vồng mang tên “Mộc khởi”…

Kể về những hoạt động thiện nguyện suốt 6 - 7 năm qua đến các tình nguyện viên cũng khó đếm được trong một sớm một chiều. Năm nào cũng có hàng loạt hoạt động, ở khắp các tỉnh thành, khi ở Hải Dương, Bắc Ninh, khi lại Simacai Lào Cai, Yên Bái…

Không cần mưa vẫn có cầu vồng ảnh 5

Đó là những ngày mỏi tay phát cơm từ thiện ngoài cổng Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; phát cơm cho các bệnh nhi ung thư tại bệnh viện K Tân Triều nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, đó là chặng đường không mỏi đi xe về thị xã Thuận Thành và huyện Lương Tài, Bắc Ninh trao quà cho 85 em nhỏ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn… Dự án còn chia sẻ gánh nặng với hàng trăm mảnh đời khó khăn, quyên góp tiền chữa bệnh cho những người nghèo mắc bệnh ung thư xương, người nghèo khiếm thị…

Những ngày tháng Sáu nắng như đổ lửa, Lớp học Cầu vồng còn hoan hỉ khởi động dự án “Quán cơm Cầu vồng”, trao những suất ăn yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại khu vực Xóm Phao, Phúc Xá, Hà Nội. Những suất ăn yêu thương sẽ được đỏ lửa nấu lên mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, kéo dài trong 2,5 tháng kể từ ngày 24/06/2023.

Không cần mưa vẫn có cầu vồng ảnh 6

Kể thêm về hoạt động thiện nguyện, Ngọc Nguyễn cho biết, riêng trong năm 2022, dự án đã quyên góp được hơn 730 triệu đồng để tặng quà cho 2.900 bạn. Nguồn kinh phí hoạt động của dự án phần lớn là lợi nhuận thu được từ các hoạt động gây quỹ như bán bánh, thiết bị điện tử, khăn... và kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm.

“Thực sự số trẻ được Dự án hỗ trợ đếm không hết được, hoạt động giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì siêu nhiều. Đáng nhớ hơn cả là Dự án đã tặng quà Tết Nhâm Dần cho 22 bé học sinh tại trường mầm non Bản Phùng, Sa Pa. Hay trao tăng quà Tết cho 86 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Lớp học Cầu vồng…”, Ngọc Nguyễn chia sẻ.

Với Ngọc Nguyễn, thành viên tích cực của dự án “Lớp học Cầu vồng” đi từ vị trí dạy học online ở Lớp Phúc Xá đến đảm nhận vị trí Trợ lý người sáng lập, những hoạt động của Lớp học Cầu vồng chính là hành trình dần trưởng thành và bản lĩnh hơn khi được làm những việc có ích cho xã hội. Ngọc Nguyễn chia sẻ: “Ban đầu em khá bỡ ngỡ, nhưng dần dần, em thấy được rõ ràng sự phát triển của bản thân cũng như phát triển nhiều kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý các đầu công việc, viết email mời tài trợ... Điều đáng quý nhất là em có cơ hội được giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động ngoại khóa như phát cơm từ thiện, tổ chức các buổi workshop. Đó là những trải nghiệm không phải ai cũng có cơ hội dấn thân”.

TIN LIÊN QUAN
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.