Không để người dân vùng hạn Ninh Thuận thiếu nước sinh hoạt

(Ngày Nay) - UBND tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương thực hiện rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào khai thác, sử dụng các công trình cấp nước, kịp thời phục vụ đầy đủ nước sinh hoạt cho người dân trước tác động của hạn hán.

Với tinh thần không để người dân thiếu nước sinh hoạt, những ngày qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành đã liên tục thị sát, kiểm tra tình hình thực tế tại các địa phương đang thiếu nước và nguy cơ thiếu nước sinh hoạt để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Đồng thời thực hiện giải pháp căn cơ, đảm bảo cấp nước sinh hoạt ổn định, lâu dài, đạt tiêu chuẩn quy định cho người dân.

Không để người dân vùng hạn Ninh Thuận thiếu nước sinh hoạt ảnh 1Lòng hồ chứa nước Ông Kinh ở huyện Ninh Hải khô trơ đáy, nứt nẻ.

Kiểm tra tình hình ứng phó với hạn hán tại các địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam yêu cầu, chính quyền các địa phương, các sở, ngành liên quan khẩn trương sớm đưa nước về những vùng thiếu nước. Đối với các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung và những công trình cấp nước khác do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý, cần tổ chức vận hành hiệu quả, đưa nước về cho người dân sinh hoạt đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hệ thống, trạm bơm, đường ống nhằm tránh thất thoát, lãng phí nguồn nước.

Khi tiến hành nạo vét các kênh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và Công ty TNHH Một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh lên phương án cấp nước bổ sung, thực hiện đấu nối giữa các hệ thống cấp nước để hỗ trợ lẫn nhau, phục vụ đủ nước cho người dân sinh hoạt.

Bên cạnh đó, nếu nắng hạn kéo dài, nguồn nước các hồ chứa xuống dưới mực nước chết, nước không đủ chuyển vào hệ thống cấp nước thì sớm chuẩn bị phương tiện, vật dụng chuyên chở nước sinh hoạt phục vụ người dân.

Đối với các vùng đang thiếu nước sinh hoạt, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận giao trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị phụ trách địa bàn chủ động nhân lực, vật lực chuyên chở nước sinh hoạt phục vụ nhân dân trong trường hợp khẩn cấp, đảm bảo không để xảy ra tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt, đổi nước, tăng giá nước, gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, Trung tâm đã thành lập Ban chỉ đạo chống hạn để giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước sinh hoạt. Trước mắt, Trung tâm sẽ rà soát, khắc phục sự cố tại một số hệ thống cấp nước, máy bơm, đường ống dẫn nước để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, trước mắt Trung tâm sẽ tạm ứng kinh phí hỗ trợ, lắp đặt hệ thống dẫn nước đến tận hộ dân nằm trong diện được hỗ trợ theo Quyết định 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 về “Phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017- 2020” của Thủ tướng Chính phủ để người dân sớm có nguồn nước sinh hoạt ở giai đoạn khó khăn trong mùa hạn.

Thực tế tại một số địa phương thuộc các huyện nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, từ lâu đã có công trình cấp nước sinh hoạt nhưng do nhiều nguyên nhân nên một số công trình chưa phát huy tác dụng, hư hỏng như ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc. Bên cạnh đó, một số công trình đã xây dựng, đưa nước đến tận nơi nhưng người dân không có kinh phí để đấu nối, bắt đường ống dẫn nước vào nhà nên vẫn chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt như ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, dự báo hạn hán ở Ninh Thuận sẽ kéo dài đến tháng 9/2018. Vì thế, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt của người dân là khó tránh. Thực trạng trên sẽ tác động, làm hơn 2.300 hộ với hơn 9.900 khẩu ở một số địa phương thuộc các huyện Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Hải và Thuận Nam rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt...

Theo Moitruongdothi.vn
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.