Khủng hoảng tuyết tại vùng Kashmir

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Được bao quanh bởi dãy núi Pir Panjal hùng vĩ, thị trấn Gulmarg tại vùng Kashmir nổi tiếng với các bộ môn trượt tuyết. Tuy nhiên, mùa đông năm nay, hiện tượng "khô hạn" tuyết khiến du khách và người bản xứ cảm thấy lo ngại.
Cửa hàng bán đồ trượt tuyết đóng cửa trong mùa đông tại thị trấn Gulmarg. Ảnh: Nikkei Asia
Cửa hàng bán đồ trượt tuyết đóng cửa trong mùa đông tại thị trấn Gulmarg. Ảnh: Nikkei Asia

Thông thường vào đầu tháng 11, nhiều khu vực tại thị trấn Gulmarg sẽ ghi nhận nhiều nơi có tuyết rơi dày tới 2,5 m. Còn với tháng 1 năm nay, nhiều nơi thậm chí chưa có tuyết bao phủ.

Thay vì đón lượng khách đông đúc thường đến vào dịp lễ Giáng sinh, các khu nghỉ dưỡng tại Gulmarg lại chứng kiến số lượng khách hủy đặt phòng gia tăng. Ngay cả một trận tuyết rơi cuối mùa nếu có cũng không đủ để khắc phục thiệt hại.

Du lịch chiếm khoảng 7% GDP của khu vực Kashmir và khoảng 1/3 trong tổng số dân số 12 triệu người tại đây có sinh kế liên quan tới ngành này.

Có những lo ngại rằng tác động của việc "khô hạn" tuyết có thể vượt xa khỏi lĩnh vực du lịch, hạn hán kéo dài sẽ đe dọa nền nông nghiệp, nơi duy trì sự sống của tới 70% dân số Kashmir.

Cuối tuần trước, các tín đồ Hồi giáo đã tập trung tại nhà thờ Jamia Masjid để cầu nguyện cho tuyết rơi.

Jeelani, 37 tuổi, điều hành một công ty du lịch mag tên Gulmarg Ski Shop, cho biết công việc kinh doanh đã trở nên đình trệ trong năm nay.

“Cho đến giờ, chúng tôi đã mất 80% lượng khách. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chờ tuyết đến", Jeelani nói.

Du lịch ở Kashmir sụt giảm ngay sau khi chính phủ Ấn Độ tước bỏ quy chế bán tự trị của khu vực này vào năm 2019. Sau đó, đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020. Ngành du lịch Kashmir chỉ mới chớm hồi sinh, nhưng đã lại phải đương đầu với thách thức.

Ghulam Nabi Lone, 42 tuổi, người đứng đầu Hiệp hội Thương nhân Gulmarg, cho biết trong 3 năm qua, tình hình đang trở nên khả quan sau đại dịch, nhưng việc thiếu tuyết đã ảnh hưởng đến các khách sạn và hàng nghìn người lao động.

Các chuyên gia khí tượng nhận định tình trạng thiếu tuyết có thể liên quan tới biến đổi khí hậu cũng như El Nino, hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra tình trạng khô hạn ở Ấn Độ và nhiều khu vực khác tại châu Á.

Tiến sĩ Aditi Mukherji, giám đốc Nền tảng hành động giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Ấn Độ, giải thích: “Rất nhiều tuyết tích tụ trong các sông băng cung cấp nước cho sông Ấn trong mùa đông thông qua hiện tượng nhiễu động phía tây”.

"Do hiện tượng nhiễu động phía tây suy yếu, tuyết mùa đông ngày càng ít đi, đặc biệt là ở lưu vực sông Ấn. Điều này có liên quan đến biến đổi khí hậu, và đáng lo ngại hơn nữa là hiện tượng nhiễu động phía tây lại tăng cường xuất hiện trong những tháng mùa hè, mang theo những đợt mưa cực lớn", tiến sĩ Mukherji chỉ ra.

Nhiều người dân tại Kashmir lo lắng rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.

Nadeem Ahmad, một nông dân trồng táo, cho biết tuyết rất quan trọng đối với cây táo vì "nó hoạt động như một lá chắn bảo vệ" và việc thiếu tuyết có nghĩa là sẽ không có đủ nguồn nước.

Vấn đề an ninh nguồn nước cũng là điều các chuyên gia và nhà chức trách lo ngại khi thiếu tuyết.

Chuyên gia khí hậu Sher Mohammad cho biết lượng tuyết rơi thấp đáng kể vào mùa đông năm nay dự kiến sẽ gây ra những hậu quả đáng chú ý.

“Thông thường, tuyết tích tụ bắt đầu vào khoảng tháng 10-11 và kết thúc vào tháng 3, đặc biệt là ở khu vực phía tây dãy Hindu Kush. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng từ tháng 2 trở đi, ngay cả khi tuyết rơi thêm cũng sẽ không đủ để bù đắp thiệt hại", ông Mohammad nhận định và chỉ ra rằng thiếu tuyết sẽ ảnh hưởng đến lượng nước cung cấp cho hoạt động nông nghiệp, thủy điện trong mùa xuân sắp tới.

Trước đó vào năm 2013, các nhà khoa học Kashmiri đã cảnh báo trong một nghiên cứu rằng biến đổi khí hậu “gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính bền vững của du lịch mùa đông trong khu vực”, nhấn mạnh rằng các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết tại Gulmarg sẽ “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tần suất thiếu tuyết cao hơn dự kiến”.

Theo Nikkei Asia
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.