Lạ lùng những đêm theo trai bản đi sim

Dù đã qua huyện Kà Lum (tỉnh Sê Kông, Lào) định cư nhiều năm, tộc người Pa Cô, Cơ Tu ở bản Ka Lô vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc mình- đó là tục đi sim. Màn đêm buông xuống cũng là lúc trai, gái thanh niên trong bản dập dìu. Sau cái màn đêm ý vị ấy, niềm vui cũng nhiều nhưng còn đó những câu chuyện buồn…
Lạ lùng những đêm theo trai bản đi sim
Kế hoạch đi bản Pa Lê (một bản cách Ka Lô chừng 40km đường rừng) thất bại bởi đường xá cách trở, sau cơn mưa rừng đêm qua bùn đất ngập nửa thân người, chúng tôi trở lại bản A Róc để kịp làm chuyến hành trình đi sim của người Pa Cô, Cơ Tu nơi miền biên viễn này.
Đi sim là một nét văn hóa khá phổ biến của tộc người sống dọc theo dãy Trường Sơn. Ngày xưa, trai gái thường đi sim trong những đêm lễ hội như lễ Ruh Boh được tổ chức vào mùa rẫy (thường diễn ra tại nương rẫy của bản) hay lễ mừng lúa mới. Con gái được đưa lên những căn chòi để giữ rẫy. Trai bản biết có con gái đến canh rẫy bèn lân la đến trò chuyện, tán tỉnh. Tục đi sim cũng có từ đó.
Ở A Róc cũng như Ka Lô, gia đình nào cũng đông con. Hộ ít nhất thì có 3, nhiều nhất là 11 đứa con. Con gái con trai ở bản thường lập gia đình lúc tuổi đời chỉ mới 13-14 tuổi. Nhiều cặp vợ chồng địu con lên rẫy nhìn như hai đứa trẻ chưa hết mùi sữa trên miệng!
Như trường hợp cặp vợ chồng Hồ Thị Ngàn và Hồ Văn Nghênh. Năm nay Ngàn 17 tuổi nhưng đã có 2 con, tay bồng tay bế. Đi trên cầu thang nhà sàn xuống, một đứa Ngàn địu sau lưng, một đứa dắt ở tay cho khỏi ngã. Gặp chúng tôi, hỏi về chuyện chồng con, Ngàn thẹn thùng: “Không nói mô, có chi hỏi chồng miềng ấy, nó đi uống rượu từ sáng rồi”.
-Hôm nay không lên rẫy sao mà đi uống rượu?- tôi hỏi.
Ngàn chỉ tay về phía cuối thôn, nói:
-Chồng miềng hôm nay đi dự sinh nhật đứa bạn hồi đi làm vàng quen nhau. Đến giờ này chắc đã say rồi.
Hỏi về cuộc sống vợ chồng, như đụng đến nỗi lòng của mình, Ngàn “mời cán bộ vô nhà uống nước để cùng nói chuyện”.
Ngàn kể, cô chưa học hết lớp 3, nhà cô nghèo nhất nhì trong thôn, nương rẫy năm được mùa, năm không đong đủ mười ký gạo. Nhà đông anh chị em, các chị chưa học hết lớp 5 cũng lần lượt theo về nhà chồng. Năm Ngàn 14 tuổi, chồng Ngàn (bây giờ) tối nào cũng sang bên nhà rủ đi chơi. Khi đầu Ngàn không chịu đi vì buổi tối xuống suối sợ lắm! Thế là rủ thêm đám trai bản nữa, chuẩn bị 2 cái loa thùng, một giàn Karaoke, lấy điện từ máy phát tuabin đặt ở các suối.
Đám trai bản đêm nào cũng soạn rượu ra uống, múa hát rất vui. Nhà Ngàn không có điện, chứ đừng nói đến cái âm thanh “hay hay” phát ra từ cục sắt ấy. Nghe riết mấy ngày cũng quen, Ngàn bắt đầu thấy thinh thích - cái anh chàng mặt còn non choẹt mà “chịu chơi” ấy. Từ đó Ngàn mới chịu xuống suối “tâm sự” với chồng mình bây giờ.
Chưa được nửa tháng sau, bố mẹ Ngàn cũng ngỡ ngàng khi nhà trai mang lễ vật qua xin cưới. Ngàn tâm sự:
-Cưới về, chỉ mấy tháng đầu là “nó” chịu làm lụng thôi. Từ ngày trở về cùng đám trai bản làm nghề đào đãi vàng, nó ăn nhậu suốt tháng này qua tháng khác. Mỗi lần về nhà say là mình lại…mang thai.
Ở bản Ka Lô, A Róc, gia đình nào cũng nhiều con. Ngay như Phó bí thư Chi bộ bộ bản Ka Lô A Viết Dươi, dù tuổi còn rất trẻ nhưng đã 6 người con. Hỏi về chuyện con cái, Dươi nói:
- Miềng cứ thuận theo tự nhiên thôi, đứa nào sinh ra miềng nuôi thì nó lớn, đến tuổi thì phải gã chồng, lấy vợ thôi.
Vừa nói, nhưng như chợt nhớ ra điều gì, Dươi giật mình:
-À, mà dân bản đẻ nhanh ri lấy đất mô mà ở cán bộ hè?
A Róc về đêm yên tĩnh lạ, chỉ có duy nhất thứ ánh sáng yếu ớt hắt ra từ mấy hộ có dùng tuabin phát điện. Trong tiếng than vãn của loài côn trùng giữa núi rừng lạnh lẽo, từ đầu thôn, đám trai bản đã lục đục chuẩn bị “xiêm y” chỉnh tề cho một đêm đi sim.
Trai bản A Róc không đi sim ở bản mình vì ít con gái, họ phải đánh đường vào Ka Lô tìm vợ. Sau khi vượt chừng 5 cây số đường rừng, bản Ka Lô hiện ra dưới ánh sáng lập lòe từ những đốm lửa do trai bản đốt. Nhà A Viết Na- cô gái xinh nhất bản, giờ này đã đông người đến chơi lắm rồi. Trong căn nhà sàn khá đơn sơ đám trai bản ngồi ngồi uống rượu ngâm rễ sâm rừng, ăn ốc suối, rít thuốc lào rồi nói chuyện suốt đêm.
Trước đây, Na đã từng có “hứa hôn” với một người con trai ở bản A Róc, nhà trai cũng băng rừng mang lễ vật vào xin cưới. Nhưng duyên phận không thành, người con trai đó một lần theo đám trai bản đi đào vàng rồi đi mãi, không về nữa. Na khóc suốt mấy ngày, may nhờ có đám trai bản thường xuyên đêm nào cũng đến chơi nên nỗi buồn cũng vơi bớt.
Lạ lùng những đêm theo trai bản đi sim - anh 1

Thanh niên nam nữ nhảy múa khi bước vào đêm đi sim.

A Mú, một chàng trai từ bản A Róc dẫn chúng tôi lên nhà A Viết Na để rủ đi về cuối thôn “nhập hội” cùng đám trai, gái bản, thổi khèn, uống rượu bên bếp lửa. Cuộc đi sim bắt đầu. Ngay từ lúc chiều, nhóm trai bản ở Ka Lô đã đi kiếm củi, chất thành đống, một chiếc trống và khèn được chuẩn bị sẵn.
Bên bếp lửa, những người được phân công bên “đội nhạc” sẽ phụ trách thổi khèn, đánh trống suốt đêm. Ánh lửa được thắp lên, sáng rực một khoảng sân. Rượu được chuyền tay từ người này đến người khác. Khi rượu đã thấm, mọi người nắm tay nhau cùng múa điệu Phòn. Múa xong rồi lại uống, đến khi mọi người đều chuếnh choáng, người về vãn cả thì từng cặp trai gái tự “tách đàn” đưa nhau xuống dòng sông Trôn để tâm sự.
Trong không khí ý vị, đâu đó tiếng khèn lá vẫn còn dập dìu vọng lại. Đã có hơi men, với một ít “vốn từ” học lóm từ anh bạn công nhân làm công trình ở bản, tôi như thêm bản lĩnh để cùng bước chân theo đám trai bản. Từ xa, tiếng chó cắn ma ít dần khi nhóm người đã yên chỗ bên dòng sông Trôn.
Gặp Hồ Thị Nhỏ- cô gái có khuôn mặt khá dễ nhìn, nước da trắng như bắp chuối trong rừng, tôi đánh bạo: “Pây lịnh nọng?” (Đi chơi không em?). Nhỏ ngước nhìn rồi cười rất tươi. Theo Nhỏ ra bến sông, trời tối đen như mực, đốm lửa lập lòe từ ống tẩu của Nhỏ rít thuốc, đỏ liên hồi.
Nhỏ tâm sự: “Ở đây đi chơi với bạn gia đình không cấm. Con gái con trai dẫn nhau đi chơi, tìm hiểu nhau, khi nào có tin vui thì báo với hai bên gia đình để chuẩn bị lễ cưới”. Nhỏ năm nay 16 tuổi.
-Sao Nhỏ không đi học để sau này kiếm việc - tôi hỏi.
Nhỏ bảo:
-Nhà miềng không có điều kiện đi học, ra được trung tâm huyện Kà Lum đường xa quá. Vả lại, ở bản con gái thường ít được học nhiều, phải ở nhà để…lấy chồng thôi.
Tôi chào biệt nhỏ cũng với một câu đã “học lóm” từ trước: “Nọng mưa, ai mưa hương” (Em về đi, anh giờ phải về nhà).
Mang câu chuyện đi sim hỏi Soongchoang- Trưởng bản Ka Lô, ông nói: “Tập tục nhiều đời nay nó thế. Nhưng ngày xưa đi sim là những đêm tình đẹp chứ không có tảo hôn đâu”.
Câu chuyện đi sim và những cặp vợ chồng “trẻ con” ở đây vì thế đã để lại trong tôi một dư vị buồn...

Xem thêm:

Nức tiếng ngôi làng xứ Đoài ngót nghét 1000 năm đi dựng nhà cổ

Hủ tục quái gở: Mẹ lấy chồng, con cũng thành vợ cha dượng

Những nghi lễ cưới hỏi quái gở nhất trên thế giới

Theo Đại đoàn kết

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.