Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Không điện, không nước, khan hiếm thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu, người dân Lebanon đang tiếp tục ngụp lặn trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử nước này.
Dòng chữ tố cáo chính phủ Lebanon được viết trên 1 bức tường tại cảng Beirut sau vụ nổ kinh hoàng ngày 4/8/2020. Đắng sau là khung cảnh hoang tàn mà vụ nổ gây ra. (Ảnh: AP)
Dòng chữ tố cáo chính phủ Lebanon được viết trên 1 bức tường tại cảng Beirut sau vụ nổ kinh hoàng ngày 4/8/2020. Đắng sau là khung cảnh hoang tàn mà vụ nổ gây ra. (Ảnh: AP)

Khi còn là một nhân viên bảo vệ, mức lương của Rania Mustafa có thể mua được máy lạnh, TV màn hình phẳng và đồ nội thất sang trọng cho ngôi nhà của mình.

Nhưng khi kinh tế Lebanon ngày càng suy thoái nặng nề, Rania mất việc, và bất lực nhìn những khoản tiền tiết kiệm của mình bốc hơi. Vật lộn với tiền ăn, tiền điện, tiền nhà và tiền chữa răng hàm cho cô con gái 10 tuổi, cô phải bán dần mọi đồ đạc trong nhà.

Trong bữa tối được thắp sáng bởi một chiếc đèn duy nhất, gia đình Rania chia nhau những chiếc bánh mì khoai tây mỏng do một người hàng xóm "cứu trợ". Con gái của Rania nhét miếng bánh vào hàm bên phải và nhai ngấu nghiến, để tránh chạm phải chiếc răng bị đau.

“Tôi không biết chúng tôi sẽ tiếp tục sống như thế nào,” Rania Mustafa buồn bã.

Khủng hoảng chồng chất

Lebanon, quốc gia nhỏ bé ở Địa Trung Hải, vẫn đang bị ám ảnh bởi cuộc nội chiến kéo dài 15 năm, dù nó đã kết thúc vào năm 1990. Hiện nay, nước này đang chìm nghỉm trong cơn khủng hoảng tài chính, mà theo World Bank, có thể xếp vào hàng tồi tệ nhất thế giới kể từ những năm 1800. Giá cả mọi thứ đều tăng vọt, trong khi thu nhập và tiền tiết kiệm của nhiều gia đình ngày một giảm.

Kể từ mùa thu năm 2019, đồng bảng Lebanon đã mất 90% giá trị và tỷ lệ lạm phát năm 2020 là 84,9%. Theo thống kê của chính phủ Lebanon, tính đến tháng 6/2021, giá hàng hóa tiêu dùng đã tăng gấp 4 lần trong 2 năm qua. Vụ nổ lớn khiến hơn 200 người thiệt mạng ở cảng Beirut ngày 4/8/2020 lại làm cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội thêm trầm trọng.

Ngày 4/8 vừa qua, tròn 1 năm sau thảm hoạ Beirut, Lebanon đã tổ chức quốc tang cho hơn 200 nạn nhân. Toàn bộ văn phòng chính phủ và phần lớn doanh nghiệp đều đã đóng cửa trong dịp này. Những đám đông lớn tụ tập xung quanh Beirut để tưởng nhớ các nạn nhân và tố cáo chính phủ của họ, những người đã không thể xác định lý do gây ra vụ nổ, và ai là người chịu trách nhiệm.

Sau khi mặc niệm xong, hàng ngàn người biểu tình đã diễu hành về phía trung tâm thành phố, bắn pháo hoa và ném đá vào lực lượng an ninh, trước khi bị trả đũa bằng đạn hơi cay.

Tham nhũng và những chính sách không hiệu quả đã đẩy Lebanon vào cảnh nợ nần chồng chất. Lượng tiền lưu trữ trong ngân hàng trung ương Lebanon đang "bốc hơi"" ngày một nhanh, bởi sự sụt giảm của dòng tiền quốc tế. Nền kinh tế nước này hiện đã tụt xuống đáy, đi kèm với sự khan hiếm về lương thực, nhiên liệu và thuốc men.

Ngay cả tầng lớp giàu có nhất tại Lebanon cũng phải loại bỏ thịt khỏi bữa ăn của họ, xếp hàng dài để được đổ xăng, và vã mồ hôi như tắm trong những đêm hè nóng nực vì bị cắt điện thường xuyên, tới 23 giờ/ngày.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 1
Trong một khu phố tối tăm và nghèo khó ở thành phố Tripoli, miền bắc Lebanon, một người phụ nữ vừa thắp sáng chiếc đèn duy nhất của gia đình trên ban công ngôi nhà. (Ảnh: New York Times)

Tình trạng cắt điện liên tục đã xảy ra một thời gian dài tại Lebanon - hậu quả sự thất bại trong việc đảm bảo những dịch vụ cơ bản của quốc gia này. Không thể trông chờ vào nguồn cung cấp điện từ chính quyền, người dân Lebanon đành phải sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu diesel của gia đình.

Mustafa Nabo, một công nhân may vá người Syria đang làm việc tại Lebanon, đang tận dụng 2 giờ ít ỏi được cung cấp điện mỗi ngày để cật lực lao động. 22 tiếng còn lại, Mustafa không thể khởi động máy phát điện để tiếp tục làm việc, bởi chi phí để chạy máy phát điện đã tăng gấp 10 lần.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 2

Mustafa Nabo và chiếc máy khâu của mình. Anh chỉ có 2 tiếng/ngày để lao động, bởi gia đình anh không đủ tiền mua dầu diesel để chạy máy phát điện nữa. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 3

Rất ít gia đình đủ tài chính để sử dụng máy phát điện tư nhân. (Ảnh: New York Times)

Nhưng sự sụp đổ tiền tệ lại tiếp tục dập tắt hy vọng của người dân Lebanon. Vì nhu cầu về nhiên liệu để chạy máy phát điện tăng vọt, dầu diesel đã trở thành một món hàng xa xỉ mà rất ít gia đình có thể mua được.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 4

Một nhân viên đang bảo trì 6 máy phát điện của một khu dân cư tại Beirut (Ảnh: New York Times)

Hệ quả của tình trạng khan hiếm nhiên liệu là những dòng xe dài dằng dặc trước các trạm xăng. Họ chờ hàng giờ chỉ để mua được vài lít nhiên liệu, hoặc không gì cả nếu trạm xăng cạn kiệt.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 5

Hàng xe xếp hàng để chờ được đổ xăng tại Beirut. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 6

Một trạm xăng tại Beirut. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 7

Một người đàn ông đang đẩy chiếc xe hết nhiên liệu của mình. Hàng giờ chờ đợi để được đổ xăng có thể trở nên vô ích, nếu như trạm xăng cạn kiệt.

Không chỉ vậy, nguồn cung thuốc men cũng đang bị gián đoạn liên tục. Chính phủ Lebanon hứa sẽ trợ cấp cho thuốc nhập khẩu, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đã ngăn cản nỗ lực này.

Tại một hiệu thuốc ở Tripoli, thành phố lớn thứ 2 Lebanon, hàng trăm người đang xếp hàng để tìm mua những loại thuốc từng rất phổ thông một thời như thuốc giảm đau và thuốc huyết áp. Có những loại đã hoàn toàn biến mất khỏi quầy, như thuốc điều trị trầm cảm.

Wafa Khaled, một trong hàng trăm người đang xếp hàng, nguyền rủa chính phủ Lebanon sau khi không thể mua được insulin cho mẹ của cô.

"Sẽ thật tuyệt vời nếu có một quốc gia nào đó nắm quyền điều hành đất nước này, để chúng tôi có điện, nước và an ninh đầy đủ," Wafa Khaled nói.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 8

(Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 9

Dòng người xếp hàng tại một hiệu thuốc hiếm hoi còn mở cửa ở Tripoli. (Ảnh: New York Times)

Cuộc khủng hoảng có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho ba lĩnh vực từng là thế mạnh của Lebanon.

Từng được mệnh danh là Thụy Sĩ của Trung Đông, nhưng hầu hết ngân hàng tại Lebanon đều đã vỡ nợ. Về giáo dục, quốc gia này đang bị "chảy máu chất xám", khi hàng loạt giảng viên và giáo sư đã ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Các dịch vụ chăm sức khoẻ cũng chịu thiệt hại nặng nề, khi những bác sĩ và y tá phải rời bỏ quê nhà vì mức lương không đủ sống.

Tại Trung tâm Y tế của Đại học Mỹ Beirut (AUB), một trong những trung tâm chăm sóc sức khoẻ tốt nhất của Lebanon, 7 trong số 12 thầy thuốc đã ra đi, và quá nửa 65 y tá tại đây đã nghỉ việc, theo Eveline Hitti, người đứng đầu trung tâm. Họ phải từ bỏ công việc này vì mức lương quá thấp, trong khi số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu ngày càng tăng.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 10

Số lượng y tá và bác sĩ tại Trung tâm Y tế của Đại học Mỹ Beirut đang sụt giảm nghiêm trọng. (Ảnh: New York Times)

"Chúng tôi không thể nào cố gắng được nữa", Rima Jabbour, y tá trưởng Trung tâm Y tế AUB cho biết.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 11

Đống đổ nát tại một trạm xăng sau vụ nổ cảng Beirut ngày 4/8/2020. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 12

Một người biểu tình đang khoác lá cờ Lebanon. Cô tham gia vào đoàn người biểu tình phản đối cách chính phủ Lebanon xử ý cuộc khủng hoảng tài chính. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 13

Những toà nhà bị hư hỏng nặng sau vụ nổ cảng Beirut vẫn đang bị bỏ hoang cho tới nay. (Ảnh: New York Times)

Một tương lai mù mịt

Các chính trị gia Lebanon vẫn không thể làm cuộc khủng hoảng kinh tế bớt nghiêm trọng. Họ đã ngăn cản những cuộc điều tra về nguyên nhân vụ nổ cảng Beirut. Tỷ phú Najib Mikati, ông trùm viễn thông của Lebanon, đã là chính trị gia thứ 3 cố gắng thành lập một chính phủ mới, kể từ khi thành viên nội các cuối cùng từ chức sau vụ nổ trên.

Mustafa Allouch, một trong những lãnh đạo của Phong trào Tương lai - đảng chính trị nổi tiếng tại Lebanon, lo lắng rằng một hệ thống chính trị lập ra nhằm chia sẻ quyền lực giữa các đảng phái sẽ không giải quyết bất cứ điều gì.

"Lebanon cần một hệ thống chính trị khác," Mustafa Allouch khẳng định.

Nhưng điều Mustafa Allouch và nhiều quan chức khác lo ngại nhất là nguy cơ xảy ra "bạo lực mù quáng", đến từ nỗi tuyệt vọng và cơn thịnh nộ của người dân.

"Cướp bóc, hành hung tại các cửa hàng, siêu thị và nhà dân - hiện tại chúng chưa xảy ra, nhưng trong tương lai thì tôi không chắc."

Người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng. Tại Tripoli, hàng trăm người đang xếp hàng để chờ những suất ăn từ thiện. Một số người cầm theo những chai nhựa rỗng cắt phần đầu để đựng thức ăn, bởi không có đủ tiền để mua hộp đựng thông thường. Nhu cầu thực phẩm ngày một tăng, nhưng các khoản quyên góp đang khiêm tốn hơn.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 14

Một đầu bếp đang nấu ăn tại một bếp ăn từ thiện ở Tripoli. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 15

Trong số những người xếp hàng chờ những suất ăn từ thiện, có cả người lao động nghèo, binh lính, công chức nhà nước lẫn nhân viên ngân hàng. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 16

Nhu cầu thực phẩm ngày một tăng, nhưng các khoản quyên góp đang khiêm tốn hơn. (Ảnh: New York Times)

Dunia Shehadeh, một lao động thất nghiệp, đang lấy mì ống và súp đậu lăng mang về cho chồng và 3 đứa con của cô. Vẻ mặt cô hiện rõ sự mệt mỏi, vì phải đi bộ hàng giờ tới đây do không có đủ tiền để bắt xe.

"Chỗ này sẽ không đủ với gia đình tôi, nhưng vẫn còn rất nhiều người đằng sau đang chờ," Dunia nói.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 17

Mặt tiền bị vẽ bậy của Ngân hàng Trung ương Lebanon. Kể từ mùa thu năm 2019, đồng bảng Lebanon đã mất 90% giá trị và tỷ lệ lạm phát năm 2020 là 84,9%. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 18

Căn phòng trống rỗng, hoang vu này từng là phòng giao dịch của ngân hàng Jamal Trust ở thành phố Tripoli. (Ảnh: New York Times)

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 19

Công nhân vệ sinh môi trường đang phân loại rác tại Beirut. (Ảnh: New York Times)

Khủng hoảng kinh tế còn tạo ra một làn sóng di cư lớn khỏi Lebanon. Không chỉ các y tá, bác sĩ, cả những người lao động có hộ chiếu nước ngoài đều đang tìm những công việc tốt hơn bên ngoài biên giới Lebanon.

Vài năm trước, Layal Azzam, 39 tuổi cùng chồng trở về Lebanon để kinh doanh sau khi đầu tư 50.000 USD vào một dự án. Nhưng chủ đầu tư đã phá sản, buộc hai vợ chồng phải rời Lebanon một lần nữa.

"Tôi không thể sống ở đây, và cũng không muốn ở lại nữa. Không có điện, không có nước, hàng hoá được bán với giá cắt cổ, và không ai biết sẽ có bao nhiêu cuộc khủng hoảng đang chờ đợi phía trước”, Layal nói, trước khi bắt chuyến bay đến Ả Rập Xê Út tại sân bay quốc tế Beirut.

Lebanon: đằng sau cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ảnh 20

Một cuộc chia ly tại sân bay quốc tế Beirut. (Ảnh: New York Times)

Theo New York Times
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.