Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã kịp thời có nhiều hoạt động linh hoạt, thiết thực với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Hoàn cảnh khó khăn năm 2021 đã không cản trở được các tổ chức thành viên của Liên hiệp nỗ lực chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới.

______________________

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới ảnh 1

Dịch bệnh COVID-19 gây ra những khó khăn chưa có tiền lệ với tất cả các tầng lớp xã hội, mọi tổ chức thành viên của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong một năm khó khăn chưa từng có như năm 2021, lãnh đạo Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam khẳng định tinh thần sẵn sàng đoàn kết, chia sẻ khó khăn với tất cả các hội viên, tổ chức thành viên cũng như tầng lớp yếu thế trong xã hội để cùng vượt qua tác động của đại dịch, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tại Diễn đàn Á - Âu về giáo dục “Phát triển bền vững trong xã hội của chúng ta” do Liên hiệp UNESCO châu Á – Thái Bình Dương và Liên hiệp UNESCO châu Âu phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên hiệp UNESCO Thế giới mới đây, ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay cho biết, trong nhiều năm qua, Liên hiệp UNESCO Việt Nam cùng các đơn vị thành viên của mình đã có nhiều hoạt động giúp nâng cao và cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho người dân, phù hợp với mục tiêu “Sức khỏe và có cuộc sống tốt” - mục tiêu độc lập số 3 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh, an lành cho người dân ở tất cả các độ tuổi. Phong trào tập luyện Thái cực trường sinh cũng phát triển rộng khắp đất nước Việt Nam với hơn 2.000 câu lạc bộ, hơn 150.000 người tham gia luyện tập.

Với một mạng lưới gần 120 tổ chức thành viên là các Hội UNESCO, các Trung tâm UNESCO và các Câu lạc bộ UNESCO, với hơn 13 nghìn hội viên chính thức và trên 160 nghìn hội viên tham gia khắp cả nước, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn tích cực tạo điều kiện hỗ trợ quần chúng tham gia các hoạt động UNESCO phi chính phủ nhằm phát triển phong trào, khuyến khích các nhân tố mới có năng lực tham gia hoạt động của tổ chức, tiếp tục công tác kiện toàn về tổ chức từ bộ máy trung ương đến các đơn vị thành viên.

Trong năm qua, 273 hội viên cá nhân, hội viên tập thể mới đã được kết nạp vào Liên hiệp, tạo khối đoàn kết vững chắc, góp phần thúc đẩy sự kết nối giữa UNESCO với đại chúng ở Việt Nam và ngược lại.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới ảnh 2
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới ảnh 3

Tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp đã khiến cho các hoạt động đối ngoại như cử đoàn ra nước ngoài tham dự hội nghị, hội thảo, giao lưu trao đổi kinh nghiệm không thực hiện được như kế hoạch. Mặc dù vậy, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam vẫn đảm bảo tham gia thường xuyên các hoạt động trực tuyến của mạng lưới UNESCO phi chính phủ và thường xuyên cập nhật tình hình phong trào UNESCO tại khu vực và thế giới thông qua các phương thức liên lạc từ xa.

Ngày 5/2/2021, đoàn lãnh đạo Liên hiệp do ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị bất thường của Ban chấp hành Liên hiệp UNESCO Thế giới tổ chức bằng hình thức trực tuyến.

Tiếp đó, ngày 28/2/2021, Nhà ngoại giao, Nhà báo Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, với tư cách là khách mời đặc biệt đã tham dự Hội thảo chuyên đề dành cho thanh thiếu niên “Hoạt động UNESCO phi chính phủ tại châu Á hậu COVID-19” do Hiệp hội UNESCO Kobe Nhật Bản tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các câu lạc bộ UNESCO tại Nhật Bản và hơn 100 sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á đang theo học tại các trường Đại học Nhật Bản. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thắng đã chia sẻ kinh nghiệm, thành quả phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, kinh nghiệm hoạt động của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh và những đóng góp của Liên hiệp góp phần hỗ trợ cho những đối tượng gặp khó khăn trong đại dịch. Tham luận của Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tại Hội thảo được đại biểu tham dự đánh giá cao.

Ngày 28/4/2021, đoàn lãnh đạo Liên hiệp tham dự Diễn đàn quốc tế trực tuyến “Thực tiễn tốt nhất của các câu lạc bộ UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Cơ hội và Thách thức” do Liên hiệp UNESCO Kazakhstan tổ chức. Tham dự diễn đàn có 300 đại diện quốc tế đến từ 12 quốc gia khu vực châu Á gồm Kazakhstan, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Hàn Quốc, Kyrgyzstan, Nepal, Pakistan, Philippines, Nga và Việt Nam. Đại diện Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã trình bày tham luận chia sẻ về hoạt động của Tạp chí Ngày Nay - cơ quan ngôn luận chính thức của Liên hiệp.

Trong hai ngày 29 và 30/10/2021, đoàn lãnh đạo Liên hiệp tham dự Diễn đàn Á-Âu về giáo dục “Phát triển bền vững trong xã hội của chúng ta” do Liên hiệp UNESCO châu Á – Thái Bình Dương và Liên hiệp UNESCO châu Âu phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên hiệp UNESCO Thế giới. Diễn đàn được tổ chức trực tuyến với sự tham gia của gần 100 đại biểu đại diện 30 quốc gia trên thế giới tại nền tảng ZOOM và gần 1.500 người theo dõi phát sóng trực tiếp trên nền tảng YouTube. Tại diễn đàn, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã thể hiện sự tham gia tích cực thông qua bài phát biểu chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục vì sự phát triển bền vững. Tham luận của đại diện lãnh đạo Liên hiệp được Diễn đàn ghi nhận và đánh giá cao.

Cuối tháng 10/2021, đoàn lãnh đạo Liên hiệp tham gia Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Liên hiệp UNESCO Thế giới (WFUCA). Trong đánh giá tổng kết hoạt động của các thành viên WFUCA, Ban lãnh đạo WFUCA đã đánh giá cao Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, khẳng định Việt Nam luôn là thành viên tích cực, năng động, có trách nhiệm, có nhiều đóng góp cho việc xây dựng tổ chức, là một trong những thành viên đi đầu triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động do WFUCA đề xướng.

Cùng ngày, Đoàn Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam dự với tư cách quan sát viên hội thảo quốc tế trực tuyến “Xã hội dân sự trong đại dịch” do Liên hiệp UNESCO Hàn Quốc tổ chức bên lề Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập WFUCA.

Ngoài các hoạt động trực tuyến, Liên hiệp đã bảo trợ tổ chức “Lễ biểu dương Doanh nghiệp, Doanh nhân, Trí thức tiêu biểu năm 2021” diễn ra thành công tốt đẹp giữa tháng 11/2021 tại Hà Nội, vinh danh gần 100 đơn vị và các cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân, trí thức đã có những thành tích tiêu biểu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc…

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới ảnh 4
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới ảnh 5

Dù khó khăn do đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài, nhưng những bài học kinh nghiệm vượt “bão COVID-19” năm qua là nền tảng để Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chủ động ứng phó với các thách thức mới, duy trì đà phát triển bền vững và tiếp tục khẳng định vị thế của mình ở khu vực và thế giới trong năm mới này.

Theo đó, mục tiêu trong năm mới 2022, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tiếp tục phát triển mạng lưới hội viên, ưu tiên phát triển hội viên trẻ một cách bền vững nhằm nâng cao chất lượng tham gia của quần chúng vào các hoạt động UNESCO phi chính phủ. Thành lập ra những cơ quan và tổ chức thành viên trong điều kiện hội tụ được những yếu tố có lợi cho tổ chức, cộng đồng. Bền bỉ thực hiện ý tưởng về một sự “đoàn kết trí tuệ và tinh thần” với tầm nhìn của toàn nhân loại và lấy đó làm nền tảng để vun đắp cho một nền hoà bình vững chắc - điều mà UNESCO hướng tới.

Tiếp tục tập trung nâng cao năng lực hoạt động cho Liên hiệp và các đơn vị cơ sở thông qua sáng kiến hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất một cách hợp lý, xây dựng ngân sách, thành lập cơ sở hoặc trường đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường đoàn kết nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Xác định sống chung an toàn với COVID-19, năm 2022, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chú trọng đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền UNESCO, đặc biệt vận động các đơn vị tham gia và đóng góp vào công tác giáo dục vì phát triển bền vững.

Bất chấp những khó khăn trong hoạt động vì “bão COVID-19”, các hoạt động trong nước cũng như hoạt động ngoại giao của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam vẫn ghi dấu bằng loạt hoạt động ý nghĩa và có mặt thường xuyên trên các sự kiện quốc tế. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã luôn tham gia, phối hợp, hỗ trợ, hợp tác hoạt động với WFUCA, UNESCO, các Liên hiệp UNESCO quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế nhằm phát huy vai trò, uy tín và tạo vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế và đóng góp phong trào chung của Liên hiệp UNESCO Thế giới.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới ảnh 6
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới ảnh 7
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới ảnh 8

Bài: Bích Ngọc

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?