Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản

Di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, làm giàu bản sắc văn hóa.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản ảnh 1

Sự kiện nổi bật nhất trong năm 2022 do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tổ chức là Hội nghị quốc tế “Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên” được tổ chức tại Hà Nội ngày 10/10/2022.

Theo nhà ngoại giao, nhà báo Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Ngày Nay, là một tổ chức phi chính phủ hoạt động theo tiêu chí UNESCO, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn coi trọng việc động viên khuyến khích hội viên của mình và kêu gọi cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo tồn các di sản quốc gia và xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức. Hội nghị quốc tế “Vai trò của Nền kinh tế Xanh trong bảo tồn Di sản Văn hóa và thiên nhiên” được coi là một đóng góp của Liên hiệp với UNESCO, với cộng đồng, đồng thời là trách nhiệm đối với đất nước và quốc tế. Đây là hội nghị quốc tế lần thứ ba do Liên hiệp chủ trì bàn về những vấn đề liên quan đến sự nghiệp bảo tồn di sản – vốn là mối quan tâm chung của các quốc gia, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững và hình thành những chuẩn mực căn bản của nền đạo đức toàn cầu.

Hội nghị đưa ra vấn đề thời sự mà Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung đang đối mặt, làm sao để hài hòa giữa việc phát triển lợi ích kinh tế và việc bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên, nhất là khi cả thế giới đang hướng tới mô hình “Kinh tế xanh” với 5 lĩnh vực chính là các nguồn năng lượng, công nghệ sạch, nông nghiệp bền vững, cơ sở hạ tầng sinh thái, cắt giảm khí thải và hoạch định phát triển đô thị bền vững. Xu hướng này đang dần hình thành rõ nét ở Việt Nam thông qua “Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản ảnh 2

Vừa phát triển kinh tế xanh vừa giữ gìn di sản là bài toán khó, là ẩn số cần được giải mã chính xác trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Hội nghị quốc tế đã thu hút hàng trăm đại biểu trong nước và quốc tế, với nhiều bài tham luận tâm huyết, nhiều ý kiến đóng góp đa chiều về vấn đề bảo vệ di sản.

Ông Geogre Christophides, Chủ tịch Danh dự của Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới khẳng định, UNESCO đang ưu tiên hành động, thúc đẩy những giá trị toàn cầu liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, tinh thần hợp tác và đối thoại một cách hiệu quả, tích cực giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Đó là nội dung mà hội nghị hướng đến, cũng là điều mà ông rất quan tâm.

Còn theo bà Aygun Samadova, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam, thông qua hội nghị, bà đã được lắng nghe các giải pháp, học hỏi kinh nghiệm từ phía Việt Nam trong việc khôi phục và tái tạo những di sản văn hóa, thiên nhiên và tôn giáo. Đây cũng là cơ hội tốt để thiết lập những mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương liên quan đến lĩnh vực du lịch, bảo tồn di sản giữa Việt Nam – Azerbaijan và nhiều quốc gia khác có mặt tại hội nghị.

Hội nghị vươn tầm quốc tế đã thực sự gây tiếng vang lớn, là cơ hội để Việt Nam cùng bạn bè quốc tế trao đổi ý tưởng, học tập kinh nghiệm lẫn nhau để hiểu và cùng nhau bảo vệ di sản cho muôn đời sau.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản ảnh 3
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản ảnh 4

Tháng 11/2022, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam - Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Bảo tồn & Phát triển Nghệ thuật Việt Nam cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức các hoạt động nhân “Ngày hội Di sản Văn hoá Việt Nam” lần thứ 4, đồng thời bảo trợ cho Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với việc bảo tồn di sản văn hóa. Sự kiện này, một lần nữa liên quan đến di sản.

Nhiều doanh nghiệp đã dành thời gian để góp mặt tại Hà Nội, cùng bàn bạc, thảo luận về nhiệm vụ bảo vệ di sản. Theo nhiều đại biểu, dù ít hay nhiều, hai chữ di sản cũng sẽ có mặt trên bàn cân khi họ đưa ra các quyết định đầu tư của doanh nghiệp mình.

Ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, TBT Tạp chí Ngày Nay cho biết, ngày hội đã mở ra cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các chuyên gia được giao lưu, thảo luận để thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ mang tính đạo đức đối với sự nghiệp bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên vì mục đích phát triển bền vững, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và đề ra các sáng kiến nhằm thu hút các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia ngày càng đông đảo vào lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử và thiên nhiên, vì các mục tiêu và lợi ích quốc gia và quốc tế.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản ảnh 5

“Công tác bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa cần được ưu tiên chú trọng, nhất là khi đất nước đang trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ” - ông Trần Văn Mạnh nói thêm: “Bàn về vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hưởng lợi từ di sản... Khi những di sản có giá trị được khai thác ‘đúng mức’ sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành du lịch và các ngành liên quan như khách sạn, dịch vụ ăn uống, thương mại và bán lẻ, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Ở chiều ngược lại, các doanh nhân, doanh nghiệp hưởng lợi từ di sản cần có kế hoạch đầu tư trở lại vào việc bảo tồn di sản như một phần trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, tự nguyện, tự giác trích một phần những khoản thu được từ khai thác di sản để quay ngược trở lại đóng góp và thúc đẩy hơn nữa công tác bảo tồn và gìn giữ di sản”.

Cũng trong năm 2022, nhiều hoạt động liên quan đến di tích lịch sử, di sản văn hóa đã được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ như: Đại lễ giỗ Đức Hoằng nghị Đại vương Thượng đẳng Phúc thần - Thân phụ thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ tại thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (ngày 9/9); Lễ khánh thành và Lễ tưởng niệm 240 năm ngày mất Chúa Trịnh Sâm tại thôn Hội Xá, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (ngày 8/10); Lễ kỷ niệm 138 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2022) và Lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất Cụ Cả Ứng (1972-2022) tại thôn Chùa, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (ngày 5/11).

Với 30 năm kinh nghiệm thực tiễn của một tổ chức hoạt động trên lĩnh vực UNESCO phi chính phủ, Liên hiệp các Hội UNESCO đã, đang và luôn nỗ lực đóng góp nhiều hoạt động tích cực để thay đổi nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ di sản văn hóa.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản ảnh 6
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản ảnh 7

Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sứ mệnh bảo vệ di sản văn hóa, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam còn nỗ lực không ngừng để mang lại tương lại tốt đẹp hơn cho người dân, xã hội. Đó là lý do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tham gia Chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” do Liên minh Giáo dục toàn cầu UNESCO phát động và được triển khai trên toàn cầu từ năm 2020. Một trong những hoạt động cụ thể nằm trong chiến dịch đó là tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” diễn ra ngày 16/6 do Tạp chí Ngày Nay và UNESCO đồng tổ chức.

Có thể khẳng định, trong nhiều thập kỉ qua, cùng với nỗ lực của chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính và liên chính phủ, trong đó có UNESCO và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã liên tục xây dựng các chương trình hành động liên quan đến trẻ em gái dân tộc thiểu số. Tạp chí Ngày Nay thuộc Liên hiệp kể từ khi ra đời cũng liên tục dành nhiều trang viết, thời lượng để thúc đẩy quyền của đồng bào các vùng khó khăn. Tọa đàm góp thêm tiếng nói nhằm kêu gọi các bên gìn giữ những tiến bộ đã đạt được trong giáo dục cho trẻ em gái, đảm bảo việc tính liên tục trong học tập của họ, đồng thời thúc đẩy trẻ em gái trở lại trường một cách an toàn sau hai năm dịch bệnh căng thẳng.

Theo ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, “UNESCO tin tưởng báo chí trong việc khắc họa những hình ảnh đa chiều tích cực về phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số, đồng thời kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy nền giáo dục công bằng, an toàn và không phân biệt đối xử cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái”.

“Công bằng thông tin – Cân bằng tin tức – Bình đẳng tiếp cận – Làm đầy dữ kiện” là thông điệp chốt lại một cuộc tọa đàm đầy ắp những nội dung sâu sắc, tác động vào tâm trí mỗi nhà báo tham dự, giúp mọi người tìm cho mình cách thức phù hợp hơn để khi tiếp cận và đưa tin phù hợp và tận tâm về trẻ em gái ở những vùng khó khăn.

Bài: Việt Đan

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.