Lo ngại tình trạng thiếu vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng

(Ngày Nay) -  Năm 2022, chỉ có 3/20 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ tiêm chủng chung toàn khu vực chỉ đạt 79,5% do thiếu vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Các chuyên gia y tế lo ngại, việc thiếu vaccine kéo dài khiến cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ quay trở lại trong thời gian tới.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thiếu nhiều loại vaccine Tiêm chủng mở rộng

Tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 và kế hoạch năm 2023 khu vực miền Nam diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/5, bà Hoàng Ngọc Mai, đại diện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết: Trong năm 2022, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã cung cấp khoảng 20 triệu liều vaccine cho các tỉnh, thành phố. Do đảm bảo được nguồn dự trữ từ năm 2021, các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng vẫn được cung ứng đầy đủ trong các tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, đến giữa năm 2022, tình trạng cung ứng vaccine chưa kịp thời dẫn đến việc thiếu một số loại vaccine trên toàn quốc như vaccine sởi và DPT (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván) thiếu từ tháng 7/2022, vaccine sởi-rubella (MR) thiếu từ tháng 11/2022, vaccine bại liệt (bOPV) thiếu từ tháng 11/2022.

Trong bối cảnh đó, Viện Vaccine và sinh phẩm y tế và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm Y tế đã tài trợ cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng 328.280 liều vaccine DPT và 200.000 liều vaccine sởi, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng khoảng 1 tháng trong tiêm chủng thường xuyên. Tình trạng thiếu vaccine sau đó tiếp tục tái diễn và kéo dài cho đến nay.

Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Tiêm chủng mở rộng không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021. Riêng khu vực phía Nam có 14 tỉnh có tỷ lệ tiêm chủng đạt dưới 80% như Đồng Nai, Tiền Giang, Lâm Đồng, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang.

Tỷ lệ tiêm vét của khu vực phía Nam cũng rất thấp, năm 2022 chỉ có 16/20 tỉnh thực hiện tiêm vét cho năm 2021 với 338.026 mũi. Quý I năm 2023, chỉ có 18 tỉnh, thành phố tiêm vét cho năm 2022 với 123.498 mũi tiêm. Con số này rất thấp so với số trẻ cần tiêm vét và không làm thay đổi đáng kể tỷ lệ tiêm chủng ở khu vực miền Nam.

Bà Hoàng Ngọc Mai nhận định, thực trạng nêu trên khiến cho Việt Nam có nguy cơ xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm trên phạm vi lớn. Đơn cử, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp nguy cơ bại liệt quay trở lại Việt Nam từ mức thấp nhất lên mức trung bình cao.

Bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), Trưởng Văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, hiện nay hầu hết các tỉnh đều hết vaccine 5 trong 1 DPT-VGB-HiB (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi do Hib và viêm màng não mủ do HiB). Một số vaccine còn rất ít, đủ sử dụng đến tháng 7/2023 như: DPT, lao (BGT), uốn ván (VAT) và sởi- rubella. Trong khi đó, vaccine bại liệt đủ sử dụng đến tháng 8/2023. Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã tổng hợp tất cả các nhu cầu về vaccine của các địa phương để tổng hợp gửi lên Bộ Y tế.

Bà Hồng khẳng định, Bộ Y tế đang rất nỗ lực để sớm có vaccine cung ứng trở lại trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Theo đó, Bộ Y tế sẽ xây dựng một khung giá chung với vaccine nhập khẩu 5 trong 1, các địa phương căn cứ vào nhu cầu thực tế, sau khi có kết quả mua sắm qua đấu thầu hoặc đàm phán giá theo quy định thì nhanh chóng ký hợp đồng để nhận vaccine. Cách thức này giống như việc các Sở Y tế đã thực hiện để mua một số loại thuốc tập trung.

Đối với vaccine trong nước, Bộ Y tế đang cố gắng để đặt hàng và thống nhất giá cụ thể, địa phương sẽ dựa vào đó để ký hợp đồng với nhà sản xuất trong nước và nhận vaccine. “Trong tháng 6, Bộ Y tế sẽ có văn bản chính thức đề nghị số lượng đặt hàng, các địa phương phải nắm được con số chính xác số lượng vaccine cần thiết để tránh tình trạng quá thừa hoặc quá thiếu so với nhu cầu”, bà Dương Thị Hồng yêu cầu.

Đặt hàng, mua sắm vaccine cần phải có kế hoạch dài hơi

Ông Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vaccine và sinh phẩm y tế - đơn vị hiện sản xuất và cung ứng 4 loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia gồm bại liệt (bOPV), sởi và sởi-rubella (MR) cho biết: Những năm trước không xảy ra tình trạng thiếu vaccine do thời điểm cuối năm, đơn vị này thường sản xuất dự trù một số lượng vaccine cho các năm sau, mặc dù chưa có kế hoạch hay đặt hàng.

Tuy nhiên, 2 năm qua, do có sự thay đổi từ phía Bộ Y tế nên đơn vị này không sản xuất gối đầu nữa mà chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Mới đây, đơn vị này nhận được văn bản của Bộ Y tế về lập phương án giá, trình Bộ Y tế để phê duyệt.

Căn cứ vào giá do Bộ Y tế phê duyệt, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ ký hợp đồng chung mua vaccine và các tỉnh, thành phố căn cứ vào đó để đặt hàng cụ thể với nhà sản xuất. Song, để thực hiện được việc này, công ty cần số lượng chính xác để quyết định giá vaccine và dự trù được nguyên vật liệu, lên kế hoạch sản xuất.

Bên cạnh đó, ngoài số lượng, các địa phương cần cung cấp cho nhà sản xuất thời điểm nhận hàng, như một năm nhận mấy lần, nhận vào thời gian nào để công ty có kế hoạch sản xuất phù hợp. “Việc cung ứng vaccine không phải cứ yêu cầu là có ngay mà chúng tôi cần có kế hoạch trước để chuẩn bị mua nguyên vật liệu. Chỉ khi dự trù và đặt hàng chính xác thì việc cung ứng vaccine trong nước mới đảm bảo”, ông Nguyễn Đăng Hiền thông tin.

Đồng tình, ông Trần Thanh Hiếu, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) cho rằng, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng cần chủ động trong công tác đặt hàng để các công ty chủ động trong sản xuất và cung ứng. Theo ông Hiếu, cũng như Trung tâm nghiên cứu vaccine và sinh phẩm y tế, những năm trước, VABIOTECH có sản xuất dự phòng một số lượng vaccine để gối đầu, sẵn sàng cung ứng khi có nhu cầu. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khách quan, hiện đơn vị này không dám sản xuất số lượng lớn. Vì vậy, nếu Bộ Y tế và các địa phương có kế hoạch dự trù, đặt hàng sớm thì doanh nghiệp mới có thể đáp ứng kịp thời.

“Nếu muốn cung ứng vaccine Chương trình Tiêm chủng mở rộng ổn định, bền vững, việc cần thiết là phải có kế hoạch dài hơi, ít nhất là 2 năm để cả Chương trình, nhà sản xuất, đơn vị sử dụng đều có thể chủ động”, Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) đơn vị cung cấp 4 vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nêu ý kiến.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng bởi việc gián đoạn cung ứng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng do số lượng trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng rất lớn. Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, việc thiếu vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt đầu diễn ra từ tháng 5/2022 và kéo dài cho đến nay. Dù đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị Bộ Y tế, nhưng số lượng vaccine cung ứng không đủ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ nhỏ trên địa bàn. Theo dự trù của Sở Y tế, từ nay đến tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 1.553.000 liều vaccine các loại trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.