Loài thú ăn thịt khổng lồ từng đứng đầu chuỗi thức ăn tại châu Phi

(Ngày Nay) - Các nhà cổ sinh vật học tại Đại học Ohio của Mỹ đã phát hiện ra một loài động vật có vú ăn thịt lớn hơn bất kỳ loài thú ăn thịt họ mèo nào ngày nay. 
Loài thú ăn thịt khổng lồ từng đứng đầu chuỗi thức ăn tại châu Phi

Có kích thước lớn hơn một con gấu Bắc cực, với hộp sọ vượt trội so với một con tê giác và những chiếc răng nanh khổng lồ, loài thú ăn thịt khổng lồ có tiềm năng trở thành là một phần đáng sợ của hệ sinh thái tại khu vực phía đông châu Phi, vốn đã bị xâm chiếm bởi các loài linh trưởng.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Vertebrate Paleontology, các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện một phần hàm, hộp sọ và xương của Simbakubwa kutokaafrik - một loài thú ăn thịt khổng lồ.

Hóa thạch 22 triệu năm tuổi này đã được khai quật ở Kenya trong nhiều thập kỷ trước khi các nhà nghiên cứu đi khắp khu vực để tìm kiếm bằng chứng về loài vượn cổ đại. Mẫu vật được cất giữ tại Bảo tàng Quốc gia Kenya và không được chú ý nhiều cho đến khi các nhà nghiên cứu của Đại học Ohio, Tiến sĩ Nancy Stevens và Tiến sĩ Matthew Borths khám phá lại và nhận ra tầm quan trọng của chúng.

"Quan sát mẫu vật tại bảo tàng, chúng tôi thấy một hàm răng ăn thịt khổng lồ, rõ ràng thuộc về một loài mới", các nhà khoa học cho biết.

Simbakubwa có nghĩa là "sư tử lớn" theo tiếng Swahili bởi vì con vật này có khả năng đứng đầu chuỗi thức ăn ở châu Phi. Tuy nhiên, Simbakubwa không liên quan chặt chẽ với các loài mèo lớn hay bất kỳ động vật ăn thịt có vú nào khác còn sống hiện nay. Thay vào đó, sinh vật này thuộc về một nhóm động vật có vú đã tuyệt chủng được gọi là hyaenodonts (thú răng linh cẩu).

Hyaenodonts là động vật ăn thịt động vật có vú đầu tiên ở châu Phi. Trong khoảng 45 triệu năm sau sự tuyệt chủng của các loài khủng long không có lông vũ, hyaenodont trở thành loài săn mồi hàng đầu ở Châu Phi. Sau hàng triệu năm gần như bị cô lập, sự chuyển động kiến tạo của các mảng Trái đất đã kết nối châu Phi với các lục địa phía bắc, cho phép trao đổi hoa và động vật giữa các loài động vật trên cạn tại các lục địa. Vào khoảng thời gian Simbakubwa sinh sống, tổ tiên của loài mèo, linh cẩu và chó bắt đầu đến châu Phi từ lục địa Âu-Á.

Tổ tiên của mèo và chó lúc đó đi về phía nam, trong khi họ hàng của Simbakubwa tiến lên phía bắc. "Đó là một thời gian hấp dẫn trong lịch sử sinh học", Borths nói. "Các dòng dõi chưa từng gặp nhau bắt đầu xuất hiện cùng nhau trong một lục địa".

Còn từ kutokaafrika có nghĩa là "đến từ châu Phi" bởi vì Simbakubwa là loài lâu đời nhất trong số các loài thú răng linh cẩu khổng lồ có nguồn gốc từ lục địa châu Phi.

Tuy nhiên, loài hyaenodont trên toàn thế giới đã hoàn toàn tuyệt chủng. Các hệ sinh thái toàn cầu đã thay đổi từ 18 đến 15 triệu năm trước khi đồng cỏ thay thế rừng và dòng dõi động vật có vú mới phát triển đa dạng hơn. 

"Chúng ta không biết chính xác điều gì đã khiến các loài hyaenodont tuyệt chủng, nhưng hệ sinh thái đã thay đổi nhanh chóng khi khí hậu toàn cầu trở nên khô hơn. Simbakubwa là một trong những loài hyaenodont cuối cùng còn sống trên hành tinh này", Borths nhận xét.

"Đây là một hóa thạch quan trọng, chứng minh tầm quan trọng của các bộ sưu tập được lưu trữ tại bảo tàng để hiểu lịch sử tiến hóa", Giáo sư Stevens cho biết. "Simbakubwa có thể giúp các nhà khoa học nhìn lại thời kỳ trước đây. Khi các hệ sinh thái thay đổi, một loài săn mồi chủ chốt đã biến mất, báo hiệu sự xuất hiện của kỷ Đại Tân Sinh đã dẫn tới sự tiến hóa các loài động vật hiện tại của châu Phi".

Theo ScienceDaily
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.