Lỗi 'chết người' khi bảo quản đồ ăn bằng màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm giúp bảo quản thực phẩm sạch sẽ, lại tiện dụng. Tuy nhiên, rất nhiều bà nội trợ mắc sai lầm khi bảo quản thức ăn bằng màng bọc thực phẩm này.
Lỗi 'chết người' khi bảo quản đồ ăn bằng màng bọc thực phẩm

Sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản thức ăn tích trữ, thức ăn thừa là “bảo bối” của các bà nội trợ. Đáp ứng như cầu sử dụng, các nhà sản xuất đưa ra các mẫu màng bọc với quảng cáo được làm từ 100% nhựa PVC hoặc PE, không có hóa chất độc hại và có thể dùng với mọi hình thức, từ bảo quản đến chế biến…

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có tới 50% thành phần màng bọc là chất hóa dẻo có phụ gia. Vì bản thân nhựa PVC, PE không thể dẻo như những màng bọc đang được quảng cáo mà cần có chất hóa dẻo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất hóa dẻo như DOP, CD… Những chất này đều bị cảnh báo là độc hại với sức khỏe con người.

Lỗi 'chết người' khi bảo quản đồ ăn bằng màng bọc thực phẩm ảnh 1

Dưới đây là những lỗi "tày đình" khi bảo quản đồ ăn bằng màng bọc thực phẩm:

Dùng bảo quản cà rốt, dưa chuột, đậu đũa

Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dùng màng bọc thực phẩm để bọc các loại củ, quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa sẽ khiến hàm lượng vitamin C bị giảm lớn.

Sau 1 ngày sử dụng màng bọc để bảo quản 100g cà rốt thì hàm lượng vitamin C mất đi là 3,4mg, đậu đũa giảm 3,8mg, dưa chuột giảm xuống tương đương với 5 quả táo tàu.

Dùng bảo quản thịt và đồ ăn thừa

Những thực phẩm đã qua chế biến, có chứa hàm lượng mỡ, nhiều gia vị khi tiếp xúc với màng bảo quản thực phẩm sẽ khiến những thành phần hóa học từ màng bọc thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra các phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe của bạn.

Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc

Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm là thói quen của hầu hết những người sử dụng lò vi sóng.

Đây là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.

Điều này khuyến cáo với những hộp thức ăn bằng nhựa không đảm bảo chất lượng, không chịu được nhiệt cao trong lò vi sóng.

Không bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ

Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hoá học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ.

Ngoài ra, không dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em trai.

Không bọc sát vào thực phẩm

Màng bọc cần cách thực phẩm ít nhất 2,5 cm. Vì nếu bọc trực tiếp, các chất có hại trong màng bọc có thể thôi nhiễm, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm.

Ngoài ra, không dùng bọc những của quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.

Không dùng khi có mùi lạ

Sau khi mua về sử dụng, bạn cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ.

Chọn và sử dụng màng bọc đúng cách

Việc chọn và sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách rất quan trọng. Đa số, người tiêu dùng chỉ biết sử dụng mà ít ai có hiểu biết mức độ độc hại của những loại màng bọc này.

Nên mua màng bọc của thương hiệu có uy tín, đã có đăng ký và kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý.

Nên chọn màng bọc PE vì loại này nhà sản xuất thường ít cho thêm phụ gia tạo dẻo. Người tiêu dùng có thể phân biệt màng bọc PE và PVC qua màu sắc độ dính.

Một điều cần lưu ý, màng bọc dù hàng xịn thì cũng không nên sử dụng khi thức ăn còn nóng hoặc cho vào lò vi sóng.

Vì khi ở nhiệt độ cao, các chất trong nilon sẽ thị phôi ra, ngấm vài thực phẩm, ăn phải chất này lâu ngày có thể gây dị ứng, viêm da, ung thư,…

Vì vậy, không nên bọc khi thức ăn còn quá nóng, thực phẩm có nhiều dầu mỡ… để tránh những tác hại do màng bọc gây ra với sức khỏe.

Màng bọc PVC nên dùng với thực phẩm chưa qua chế biến, màng nhôm không bọc cho thực phẩm giàu axít, màng PE phù hợp bảo quản thức ăn đã qua sơ chế.

- Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm.

- Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu.

Cách nhận biết màng PE và PVC

Màng PE: Trắng, trong suốt, ít dính tay, dai, dễ bóc tách. Dễ cháy, lửa đều màu, không tắt, không có mùi hôi.

Màng PVC: Màu trắng hay vàng ngà, trong suốt, hay dính tay, khó bóc tách. Khó cháy, chỉ cháy khi có lửa đốt, mùi hôi.

Nha Trang

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.