Lương cao gấp 3 vợ, tôi vẫn giặt giũ, quét nhà, rửa bát

Tôi, dù lương gấp ba vợ nhưng vẫn luôn nghĩ, ở trong gia đình này, tôi là chồng của vợ, là người phải đồng cam cộng khổ, san sẻ công việc với vợ.
Lương cao gấp 3 vợ, tôi vẫn giặt giũ, quét nhà, rửa bát

Nếu ai bảo tôi hèn, thì tôi xin nhận. Hèn được như tôi cũng thấy tự hào. Tôi hèn để vợ tôi cảm thấy vui, thấy hạnh phúc, thấy yêu chồng nhiều hơn, thấy sống vui vẻ hơn, giữ đúng lời hứa mang lại hạnh phúc cho vợ thì tôi cũng chấp nhận làm một gã hèn. Còn các ông nghĩ tôi hèn, tự hỏi một lần, các ông đã bao giờ làm mấy việc này cho vợ. Há, các ông phải kiếm cả tỉ một tháng ấy nhỉ, vì phải kiếm nhiều như thế thì các ông mới không có thời gian mà nghĩ đến việc vào bếp, quét nhà hay rửa bát giúp vợ?

Các ông chắc sẽ cho tôi là đang nịnh hót vợ, tâng bốc mình. Cũng được thôi, cũng đâu có gì sai khi tôi nịnh vợ. Chỉ cần tôi giỏi nịnh mà vợ vui, vợ thích thì tôi chấp nhận, ngày nào cũng xin nịnh vợ vài câu. Vài câu nói, chẳng mất gì mà làm cho người bên cạnh mình vui vẻ cả ngày thì hà cớ gì mà không nói?

Các ông nghĩ tôi điên, khi có tiền lại không biết ăn chơi, hưởng thụ, lại lao vào làm việc nội trợ cho vợ thì các ông lại quá sai. Các ông có thể sẽ nghĩ những bà vợ có chồng giàu, được chồng cho tiền hàng tháng, được chồng cung cấp ‘lương’ hàng tháng thì nên biết cách chiều lòng chồng. Các ông nghĩ, những gã giàu thừa sức lấy mấy cô vợ đẹp, xinh, chân dài, đảm đang, tháo vát, thì các ông lại càng nhầm.

Đàn ông, phải có tình có nghĩa, có bản lĩnh. Ngày hôm nay mình giàu, phải nghĩ đến ngày còn nghèo túng. Khi ấy, người đàn bà bây giờ mình gọi là vợ đã ở bên cạnh mình, chăm sóc cho mình từng bữa cơm giấc ngủ. Nếu không có người đàn bà ấy gắn bó thì liệu mình có giàu có được như ngày hôm nay? Và nếu, ai cũng giống như đàn ông, nghĩ rằng có tiền rồi thì tha hồ làm những điều mình thích, thích tiêu gì thì tiêu, xài gì thì xài thì còn đâu cái gọi là cái tình cái nghĩa.

Lương cao gấp 3 vợ, tôi vẫn giặt giũ, quét nhà, rửa bát ảnh 1

Tôi, dù lương gấp ba vợ nhưng vẫn luôn nghĩ, ở trong gia đình này, tôi là chồng của vợ, là người phải đồng cam cộng khổ, san sẻ công việc với vợ. (Ảnh minh họa).

Tôi, dù lương gấp ba vợ nhưng vẫn luôn nghĩ, ở trong gia đình này, tôi là chồng của vợ, là người phải đồng cam cộng khổ, san sẻ công việc với vợ. Tôi, dù ở ngoài có là sếp của mấy chục nhân viên, ăn to nói lớn, quát tháo ầm ầm, nhưng về nhà, vợ là sếp của tôi. Tôi không có quyền quát vợ, không có quyền sai khiến vợ, vì vợ và tôi là bình đẳng, chẳng có ai cao ai thấp cả?

Đồng tiền không quy định ai cao ai thấp trong gia đình. Dù tôi có kiếm được nhiều tiền hơn vợ thì tôi vẫn chỉ là chồng, không hơn không kém. Vợ tôi cũng không phải có trách nhiệm kiếm nhiều tiền hơn tôi. Đàn ông giỏi giang, kiếm được tiền nuôi được cả nhà, đó là phúc đức, không phải là điều gì đáng khoe khoang cả.

Vả lại, trong gia đình, vợ là vợ chứ không phải là cái máy. Vợ không thể một lúc làm tất tần tật mọi việc trong khi chồng chỉ ngồi vắt chân chữ ngũ. Vợ cũng không thể cứ lao đầu vào bếp suốt ngày, không biết đến mặt trời hay cái tivi. Một người làm thì lâu, hai người làm nhanh gấp đôi. Một người làm thì mệt, ăn không muốn ăn, hai người làm thì vui, bớt mệt, lúc ăn cả hai cùng tận hưởng thành quả của mình.

Vợ không phải là thánh sống nên nhiều lúc vợ mệt, vợ ốm, tôi là chồng, không lo cho vợ thì ai lo? Không rửa bát, quét nhà, chăm cho vợ thì ai chăm? Không dọn dẹp, lau chùi, bếp núc, nấu ăn cho vợ thì ai làm?

Các ông lấy vợ về vì yêu vợ thật sự hay chỉ muốn lấy cho có người giúp việc trong nhà mình? Thử hỏi, các ông đã bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về điều ấy?

Đàn bà tính ra quá thiệt thòi. Lớn lên trong vòng tay của bố mẹ, bố mẹ nuôi học hành đàng hoàng. Rồi một ngày nọ, phải lòng một chàng trai, cô nàng quyết trí bỏ bố mẹ ra đi, theo người dưng nước lã, chẳng có công sức chăm bẵm gì. Thậm chí cả năm về nhà được 1-2 lần thăm bố mẹ vội vàng rồi lại lên với cái người dưng ấy. Rồi, nàng dốc sức chăm sóc nhà chồng, cũng là bổn phận làm dâu của nàng. Nhưng nàng lại không nhận được những lời khen ngợi hay những câu cảm kích, thậm chí còn sống chết trong nhà chồng vì áp lực mẹ chồng nàng dâu. Từ một người được bố mẹ nuông chiều, nàng trở thành người phụ nữ đảm đang chưa từng thấy, việc gì cũng đến tay, ốm cũng không dám ốm.

Đấy… rồi nàng còn sinh con, đẻ cái, chăm sóc con thơ ngày qua ngày không biết đến ánh mặt trời. Các ông đã bao giờ nghĩ cho những người đàn bà làm vợ của các ông hay chưa? Họ sướng hay khổ, trong khi các ông từ bé tới lớn được cưng chiều, chỉ biết đến ăn ngủ, có người phụ vụ và khi trưởng thành cho đến lúc về già, lại tiếp tục có người phục vụ các ông? Còn gì sướng hơn mà không bỏ ra chút sức lực chăm sóc vợ con, giúp vợ việc nhà? Đừng tưởng mình là ông tướng trong nhà mà không động chân động tay việc bếp núc, lau chùi nhà cửa.

Hãy một lần nghĩ nghiêm túc nếu như các ông thật lòng yêu thương vợ con. Bỏ ngay cái tính gia trưởng của mình đi, gạt bớt sĩ diện và tự trọng đi, cũng đừng nghe lời khích bác của mấy gã chẳng hiểu gì mà đồng cam cộng khổ cùng vợ. Vì hơn ai hết, vợ là người xứng đáng được chúng ta yêu chiều, quan tâm và săn sóc.

Theo Khám phá

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.