“Lưu Bị là Nhân Hòa, phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị”
Lưu Bị tuy dòng dõi tôn thất, nhưng xuất thân là kẻ dệt cói đóng giày, gia sản nghèo nàn, không đất dung thân, lúc dưới trướng Tào Tháo, khi nương nhờ Viên Thiệu, Lưu Biểu... vậy mà cuối cùng đã làm nên cơ đồ chia ba thiên hạ, làm vua một nước.
Lưu Bị qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời nhà Đường |
Bí quyết thành công của Huyền Đức nằm trong hai chữ Nhân Hòa. Trong đoạn trường gây dựng sự nghiệp, có thể có nhiều điều Lưu Bị phải nhờ Khổng Minh chỉ cho.
Song, hai chữ Nhân Hòa thì Lưu Bị không phải đợi đến Khổng Minh, mà điều đó đã là máu thịt của Lưu Bị vậy. Lưu Bị là Nhân Hòa, phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị. Vì thế, khi nghe Khổng Minh nói: "Chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa", Lưu Bị đã thấy ngay mình gặp được Khổng Minh như "cá gặp nước".
Lưu Bị, (sinh năm 161 Sau Công nguyên - mất năm 223 Sau Công nguyên) còn gọi là Hán Chiêu Liệt Đế, tự là Huyền Đức, là một nhà chính trị, một nhà quân sự và đã trở thành hoàng đế xây dựng nên Thục Hán nhằm mục đích trung hưng nhà Hán vào thời kỳ Tam Quốc.
Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người. Ông có trong tay nhiều nhân tài, những người này đều trung thành phò tá ông, sau khi Lưu Bị qua đời họ lại tiếp tục trung thành với con ông là Lưu Thiện (Tào Tháo cũng thu được nhiều nhân tài nhưng nhiều người trong số đó không có lòng trung thành, sau khi Tào Tháo chết, nhà Tào Ngụy đã diễn ra nhiều cuộc phản loạn, cuối cùng bị cha con Tư Mã Ý chiếm ngôi).
Bởi có Nhân Hòa mà Lưu Bị có được dưới trướng những người hiền tài bậc nhất trong thiên hạ như Khổng Minh, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu...
Lý do Khổng Minh theo phò tá Lưu Bị
Lưu Bị là một hình mẫu “đạo đức” phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đạo đức được đề cao hơn tất cả, đặc biệt là phẩm hạnh của bậc quân chủ. Với tài thu phục nhân tâm, Lưu Bị thu nạp được rất nhiều người tài.
Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người |
Theo quan niệm này, chỉ cần vị lãnh tụ là nhân vật hiền đức thì có thể khiến trên dưới một lòng, triều đình kỷ cương, đi tới hiện thực hóa một xã hội hòa hợp.
Xét trên phương diện đạo đức, lịch sử Trung Quốc đã công nhận đây là “thế mạnh áp đảo” của Lưu Bị.
Lưu Bị vốn đã mang thân phận hoàng tộc, lại tham gia hành động ám sát Tào Tháo, thể hiện lòng trung thành đối với chính quyền Hán triều.
Hình mẫu Lưu Bị trên phim |
Nhờ sự kiên trì theo đuổi sự nghiệp, cuối cùng Lưu Bị cũng xây dựng thành công đế quốc Thục Hán. Thời điểm lên ngôi, Lưu Bị đã 61 tuổi, lớn hơn Lưu Bang lúc đăng cơ 6 tuổi.
Có thể bạn quan tâm:
NASA cảnh báo: Trái đất sắp bị thiên thạch 1000m lao vào với tốc độ 10.281 mét/giây