Mặt trái của du lịch là sự biến mất của động vật hoang dã

Mặt trái của du lịch là sự biến mất của động vật hoang dã

Vốn là linh vật mang tính biểu tượng và có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Mexico nhưng loài báo đốm tại quốc gia này đã từng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Một trong những nguyên nhân lớn nhất đến từ guồng quay náo nhiệt của ngành du lịch.

__________________________

Mặt trái của du lịch là sự biến mất của động vật hoang dã ảnh 1

Trong các nền văn hoá thời kỳ tiền Colombia, hình ảnh báo đốm xuất hiện trên mọi thiết kế từ ngai vàng, phù điêu, cho đến các tác phẩm điêu khắc. Trải dài suốt 3.000 năm lịch sử, báo đốm là linh vật quan trọng nhất về mặt biểu tượng của quốc gia này, thậm chí trong văn minh Maya, một trong những nền văn minh cổ đại của Mexico, báo đốm còn được tôn sùng như một vị thần.

Tuy nhiên, việc săn bắt, phá rừng trái phép và mở rộng quy hoạch tại Mexico đã thu hẹp phạm vi diện tích rừng xuống một nửa, làm suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể động vật hoang dã, trong đó có số lượng cá thể báo đốm. Trước thực trạng trên, các nhà sinh thái, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương của Mexico đã phối hợp triển khai một dự án bảo tồn tại các khu rừng nằm trên bán đảo Yucatán, nhằm đưa loài vật này hồi sinh từ bờ vực tuyệt chủng.

Số lượng báo đốm tại Mexico được ghi nhận đã có dấu hiệu tăng lên, từ 4.025 con vào năm 2010 lên 4.766 con vào năm 2018, một tín hiệu cho thấy các chiến lược bảo tồn loài động vật này này đang phát huy tác dụng.

“Báo đốm là một loài vật đặc biệt, vì vậy bằng cách bảo vệ báo đốm, chính là chúng ta đang bảo vệ mọi thứ khác”, TS Gerardo Ceballos, người đi đầu trong công tác bảo tồn báo đốm gần 25 năm qua tại Mexico, nhấn mạnh.

Vào năm 2005, TS Gerardo Ceballos đã sáng lập Liên minh Bảo tồn Báo đốm Mexico, có trụ sở tại thành phố Mexico. Tổ chức này đã tiến hành một số nghiên cứu toàn diện về loài báo đốm, đồng thời theo dõi chúng bằng vòng cổ GPS và camera được bố trí sẵn. Sau đó, họ sử dụng những kết quả thu được để phát triển các chiến lược bảo tồn loài vật này một cách hiệu quả nhất.

Mặt trái của du lịch là sự biến mất của động vật hoang dã ảnh 2

Tuy nhiên để theo dõi được báo đốm không phải là điều đơn giản bởi đây là loài vật vô cùng nguy hiểm. Báo đốm là loài động vật khó nắm bắt, nếu bị đe dọa, chúng có thể trở nên rất hung hãn, tấn công để tự vệ và để lại thương tích lớn. Ngay cả những người theo dõi có tay nghề cao cũng cần nhiều ngày, nếu không muốn nói là hàng tuần, hàng năm để tìm thấy báo đốm trong môi trường tự nhiên.

Liên minh Bảo tồn Báo đốm Mexico thậm chí đã phải lập trại căn cứ bên trong Yucatán để theo dõi báo đốm quanh năm. Họ đã phải sử dụng súng bắn thuốc an thần để gây mê tạm thời cho chúng, qua đó thuận lợi lấy máu và gắn vòng cổ lên chúng nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Tổ chức này cũng đã rất nỗ lực để có thể ngăn dự án tuyến tàu Tren Maya dài 1.500km chạy qua Khu dự trữ sinh quyển Calakmul – nơi tập trung nhiều số lượng cá thể báo đốm nhất tại quốc gia này. Dự án này từng bị tạm hoãn vào năm 2020, nhưng sau đó đã được tiếp tục triển khai xây dựng vào cuối năm 2021.

Sau khi ghi nhận số lượng cá thể báo đốm trong Khu dự trữ sinh quyển Calakmul đã tăng lên, chính phủ Mexico đồng ý điều chỉnh lại tuyến tàu Tren Maya sao cho phù hợp với mục tiêu bảo vệ động vật hoang dã. Chính quyền nước này cũng cho biết sẽ xem xét mở rộng Khu dự trữ sinh quyển Calakmul, vốn có diện tích khoảng 726.000ha, đồng thời kết nối với các khu vực bảo tồn khác trong vùng. Nếu kế hoạch này được triển khai trên thực tế, diện tích rừng tại khu vực này sẽ lên đến 1,3 triệu ha.

“Nó sẽ là một trong những khu vực rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới”, TS Ceballos khẳng định. Ông cũng cho biết đây sẽ là tiền đề, điều kiện thuận lợi đối với công tác bảo tồn báo đốm trong khu vực.

Mặt trái của du lịch là sự biến mất của động vật hoang dã ảnh 3
Mặt trái của du lịch là sự biến mất của động vật hoang dã ảnh 4

Tuy nhiên, có một vấn đề cần được nhìn nhận rõ hơn. Mặc dù số lượng cá thể báo đốm trên Bán đảo Yucatán nhiều hơn so với bất kỳ khu vực nào khác tại Mexico, nhưng đây lại là nơi duy nhất tại quốc gia này ghi nhận phạm vi môi trường sống của loài báo đốm bị thu hẹp đi.

Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do hiện tượng “Riviera Maya”, sự phát triển mạnh của các thị trấn du lịch nằm dọc theo bờ biển Caribe từ Playa del Carmen đến Tulum. Chính sự phát triển của ngành du lịch biển, cùng với đó là những khách sạn mọc lên như nấm, thường xuyên sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu diesel, đã tàn phá hệ sinh thái và môi trường sống của loài báo đốm tại khu vực này.

“Hai mươi năm trước, khu vực này là rừng rậm. Nhưng nơi đây giờ chỉ còn là đồng cỏ cằn cỗi, cây cối đã bị chặt phá, phần lớn diện tích đất bị ô nhiễm cho nhiễm chất hoá học”, Heliot Zarza Villanueva, một nhà sinh thái tham gia Liên minh Bảo tồn Báo đốm Mexico, cho biết.

Trên thực tế, Khu dự trữ sinh quyển Calakmul là một trong những khu rừng nhiệt đới lớn nhất châu Mỹ và cũng là một trong những nơi đa dạng sinh học nhất trên thế giới, với gần 70.000 loài động thực vật. “Có khoảng 800 con báo đốm sống trong khu vực này. Môi trường sống này rất quan trọng đối với loài báo đốm, cũng như nhiều loài động vật hoang dã khác. Chính vì vậy, để bảo vệ loài báo đốm, trước tiên chúng ta cần bảo vệ môi trường thiên nhiên tại đây”, TS Villanueva nhấn mạnh.

Liên minh Bảo tồn Báo đốm Mexico hiện đứng ra làm trung gian giữa chính phủ và cộng đồng nông dân địa phương để lựa chọn hướng sử dụng các “ejidos” - những khu vực đất công tại quốc gia này. Nhiều khu vực đất công ở Calakmul hiện đang người dân chuyển hướng sử dụng, từ chăn nuôi gia súc, làm nông nghiệp và khai thác gỗ bất hợp pháp sang mục đích bảo tồn, bao gồm quản lý rừng và canh tác bền vững các sản phẩm hữu cơ, như hạt Ramón giàu chất dinh dưỡng, hay mật ong Melipona.

Mặt trái của du lịch là sự biến mất của động vật hoang dã ảnh 5

Tổ chức này cũng triển khai một số giải pháp nhằm cải thiện sự “xung đột” giữa con người và báo đốm. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: “Xung đột với con người chính là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của loài báo đốm”.

Họ tập trung bảo tồn các hành lang và khu bảo tồn động vật hoang dã, ủng hộ các luật và chính sách công hữu ích, tránh hoặc giải quyết xung đột với các chủ sở hữu đất. Dưới sự kêu gọi của tổ chức này, chính phủ Mexico thậm chí đã trả tiền cho người dân sống gần các khu bảo tồn báo đốm để họ không phá rừng, làm suy giảm phạm vi môi trường sống của chúng, cùng với đó là bồi thường thiệt hại cho họ khi gia súc bị báo đốm săn mồi và cung cấp hàng rào điện để ngăn chúng gây hại gia súc của người dân.

Những chiến lược bảo tồn của Liên minh này không chỉ đơn thuần là giúp duy trì số lượng cá thể báo đốm tại Mexico, mà còn giúp thay đổi góc nhìn của chính quyền nước này cũng như người dân địa phương để có những hành động bảo vệ môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, động vật hoang dã nói chung và loài báo này nói riêng. Tất cả đã tạo nên sự phối hợp toàn diện giữa chính phủ, cộng động địa phương và các tổ chức có liên quan trong công tác bảo tồn báo đốm tại Mexico, qua đó mang lại kết quả tích cực khi số lượng cá thể loài này đang dần tăng lên, riêng bán đảo Yucatán hiện là nơi cư trú của hơn 2.000 cá thể báo đốm.

Trong một nghiên cứu được công bố năm 2015, TS Gerardo Ceballos chỉ ra rằng: “Trong 20 năm qua, Mexico đã mất đi 1,8 triệu ha rừng”. Theo ông Ceballos, dự án bảo tồn báo đốm chỉ là một phần của một mục tiêu rộng lớn hơn - nhằm duy trì hệ sinh thái và diện tích rừng của Mexico trước khi quá muộn.

“Chúng ta chắc chắn sẽ không có những thứ xa xỉ như 20 năm thời gian. Những gì chúng ta làm trong vòng 4-5 năm tới, những gì chúng ta bảo vệ được sẽ có ý nghĩa rất lớn về lâu về dài”, ông Ceballos nhấn mạnh.

Mặt trái của du lịch là sự biến mất của động vật hoang dã ảnh 6

Bài: Phạm Bích Ngọc

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.