Mỗi đứa trẻ có 15 cơ quan bảo vệ, cha mẹ vẫn không thôi lo lắng

(Ngày Nay) - Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA đã phải thốt lên đau đớn: “Một đứa trẻ có 15 cơ quan bảo vệ mà khi con chúng ta bị xâm hại thì không biết kêu ai. Ai cũng nói đau xót, nhưng đã làm được gì hay chỉ biết đau thôi?”. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là câu hỏi mà bà Vân Anh đặt ra trong tọa đàm xâm hại tình dục “Im lặng hay lên tiếng” do mạng Liên minh truyền thông và quyền của nhóm dễ bị tổn thương, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên cùng Mạng lưới phòng ngừa bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái (GBVnet) tổ chức tại Hà Nội ngày 14/3.

Quá ít kẻ xấu bị xử lý

Có mặt trong buổi tọa đàm, anh N.T.V (Hà Nội) - cha của một bé gái 3 tuổi bị xâm hại tình dục đã phải bật khóc khi nhắc lại câu chuyện đau lòng xảy ra với con gái mình. Anh V. cho biết, 2 năm trước con gái 3 tuổi của anh khi sang nhà hàng xóm chơi đã bị người đàn ông này dụ dỗ, dâm ô.

Khi phát hiện câu chuyện, anh V. có sang đối chất thì người này xin lỗi và viết giấy cam kết không tái phạm. Bản thân anh V. sau đó cũng lên cơ quan công an để trình báo sự việc. Ngay lập tức, con gái anh được đưa đi giám định pháp y. Trong bản kết luận, các bác sỹ khẳng định: Cháu bé có dấu hiệu bị dâm ô, bộ phận sinh dục bị trầy xước. Cuối năm 2016, anh V. nhận được thông báo của cơ quan công an về việc sẽ tiến hành khởi tố đối với kẻ xâm hại con gái mình. Tuy nhiên, từ đó đến nay vụ việc đã bị rơi vào im lặng. Người hàng xóm gây ra tội ác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Chị H.(Thạch Thất - Hà Nội) cũng 2 năm rồi đi gõ cửa các cơ quan, các tổ chức xã hội để đòi lại công bằng cho con gái mình. Thế nhưng, dù đã tiến hành lấy lời khai hung thủ, thu thập các chứng cứ cần thiết mà vụ việc vẫn chưa có tiến triển nào. “Tôi đau đớn như “chết đi sống lại” khi cháu kể lại rành rọt bị người đàn ông hàng xóm lạm dụng vào chỗ kín như nào, bắt cháu quan hệ ra sao? Một đứa bé còn quá non nớt mới có vài tuổi đầu làm sao có thể tự nghĩ những chuyện như vậy để xúc phạm, hạ danh dự người khác? Vậy mà tôi không hiểu sao cơ quan chức năng vẫn không có động thái gì để xử lý vụ việc".

Bà Lê Thị Hoàng Yến, đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em cho hay: “Luật quy định rõ có 15 cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Chúng tôi đã cố gắng góp tiếng nói bảo vệ, song vẫn có những khe hở pháp luật”.

Ở góc độ pháp luật, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký Công ước về Quyền Trẻ em năm 1990. Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo vệ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân. Việt Nam cũng là nước có riêng bộ luật về trẻ em và nhiều quy định luật pháp, chính sách tiến bộ về bảo vệ trẻ em, có một bộ máy khá toàn diện về chăm sóc và bảo vệ trẻ em từ trung ương đến địa phương. Thế nhưng trong rất nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, rất ít kẻ xấu bị vạch mặt. Rất nhiều vụ án xâm hại tình dục ở trẻ em đến giờ vẫn chưa được phanh phui, giải quyết, thậm chí có nguy cơ "chìm xuồng".

Thực thi luật đang rất "có vấn đề"

Là người trợ giúp pháp lý cho em bé ở Q.Hoàng Mai (Hà Nội) bị xâm hại tình dục gần đây, luật sư Lê Văn Luân, chuyên gia về luật Hình sự cho hay: luật Hình sự hiện hành quy định nhiều tội liên quan đến XHTD, nhưng hình phạt đang rất thấp, quá trình điều tra trọng chứng hơn trọng cung. Trong khi đó, tội dâm ô chẳng có dấu vết, buộc phải dựa vào nhân chứng, thực nghiệm hiện trường, đối chất.

“Pháp luật hình sự đang có khoảng trống trong thực thi. Luật Hình sự quy định tội dâm ô phải là xâm hại trực tiếp đến thân thể thì mới cấu thành tội. Trong khi ở nhiều nước, nếu chỉ gợi ý sex, dụ dỗ, gạ gẫm, cho xem tranh ảnh khiêu dâm thì cũng cấu thành tội. Còn ở ta xử lý rất chậm chạp, cơ quan điều tra nhất định phải dựa vào chứng cứ mới điều tra, chờ đến khi kẻ ác xâm hại thân thể trẻ em thì mới cấu thành tội”, ông Luân bức xúc.

Mỗi đứa trẻ có 15 cơ quan bảo vệ, cha mẹ vẫn không thôi lo lắng ảnh 1Luật sư Lê Văn Luân chia sẻ quan điểm tại tọa đàm

 Ở các nước khác trên thế giới, họ phân hóa hành vi rất rõ ràng. Chỉ cần có sự dụ dỗ, gạ gẫm xem phim sex, hoặc động chạm vào các bộ phận nhạy cảm của người khác mà không được phép đã cấu thành tội. Thế nhưng ở Việt Nam, chúng ta lại chưa làm được điều này. Trong nhiều vụ án, các cơ quan chức năng yêu cầu phải có chứng cứ vật chất trên thân thể nạn nhân bị xâm hại: “Đây là một điều khá vô lý, bởi đối với các vụ dâm ô mà kẻ gây án chỉ tiếp xúc với bộ phận sinh dục của nạn nhân thì làm sao để lại dấu vết? Hoặc nếu gia đình nạn nhân phát hiện muộn cũng khó thu thập chứng cứ.

Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho rằng, hệ thống pháp luật của chúng ta hiện nay vẫn còn đang khá lỏng lẻo. Việt Nam vừa mới thông qua Luật Trẻ em và sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/6/2017. Tuy nhiên, khái niệm về “xâm hại tình dục” trong Luật này vẫn còn chưa đầy đủ.

Tiến sỹ Khuất Thu Hồng - Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển xã hội thẳng thắn: ngoài yếu tố về luật pháp thì chính rào cản văn hóa, sự kỳ thị đối với các nạn nhân trong những vụ xâm hại tình dục đã khiến vấn nạn này ngày càng trở nên nghiêm trọng, phổ biến. Trong quan niệm của chúng ta, tình dục vốn được coi là bản năng thấp kém của con người. Vì thế, nói về tình dục là nói về việc đáng xấu hổ, nhất là chuyện bị xâm hại tình dục. Nhiều người thay vì bày tỏ thông cảm với nạn nhân lại quay ra nghi ngờ, chê trách họ vì đã gây ra sự chú ý, dễ dãi trong ăn mặc hoặc dại dột chơi với kẻ xấu.

Mỗi đứa trẻ có 15 cơ quan bảo vệ, cha mẹ vẫn không thôi lo lắng ảnh 2TS Khuất Thu Hồng: "Nhiều gia đình im lặng vì sợ cuộc sống sẽ xáo trộn, sợ con gái lớn lên không lấy được chồng, sợ tương lai gia đình bị hủy diệt vì xã hội chúng ta quen đổ lỗi con gái..."

Trước những lỗ hổng đáng lo ngại về luật và rào cản văn hóa, Mạng lưới ngăn ngừa ứng phó và bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet) đã ra “tâm thư” khẩn thiết kêu gọi các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, giải quyết kịp thời và thấu đáo các vụ xâm hại tình dục đã được tố cáo để lấy lại danh dự, ổn định cuộc sống và tinh thần cho nạn nhân và gia đình, đáp ứng mong mỏi của dư luận xã hội; Quốc hội và các cơ quan pháp luật rà soát hệ thống pháp luật, chính sách liên quan nhằm tăng cường quyền lực cho công cụ pháp lý bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và quyền lợi của công dân, đặc biệt là trẻ em; Quốc hội, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật để đảm bảo tất cả các vụ xâm hại tình dục trẻ em phải được đưa ra ánh sáng và giải quyết thấu đáo…

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ XHTD, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12 - 15 (chiếm 57,46%). Đặc biệt, số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. Tuy nhiên, con số này chỉ là phần nhỏ so với thực tế. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bị xâm hại tình dục, hay cứ 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một trẻ bị xâm hại tình dục. Nạn nhân thậm chí bị giết chết để bịt đầu mối hoặc bị đe doạ để không dám tố cáo.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .