Mỹ tăng tốc trừng phạt Trung Quốc liên quan luật an ninh Hồng Kông

Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc làm ăn với các quan chức đại lục liên quan đến việc trấn áp người biểu tình ở Hồng Kông.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi

Dự luật sẽ được đưa trở lại Thượng viện để bỏ phiếu một lần nữa trước khi chuyển tới Nhà Trắng cho Tổng thống Donald Trump ký ban hành thành luật. Theo Bloomberg, việc này có khả năng sẽ tiến hành trong ngày 2-7.

Động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi luật an ninh quốc gia do Trung Quốc soạn thảo cho Hồng Kông chính thức có hiệu lực.

Dự luật trừng phạt mới được Hạ viện thông qua với số phiếu tán thành tuyệt đối giữa lúc chính quyền Tổng thống Trump chuẩn bị ban hành các biện pháp bị trì hoãn từ lâu để trừng phạt các quan chức cấp cao của Trung Quốc dính đến vấn đề Tân Cương, theo hai nguồn tin rành rẽ sự việc.

Trước đó, hôm 1-7, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi xuất hiện tại một phiên điều trần về tình hình Hồng Kông của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.

Bà nói rằng luật an ninh đánh dấu cái chết của mô hình "một quốc gia, hai chế độ", gọi luật an ninh Hồng Kông là "sự phá hủy các quyền tự do" mà cư dân Hồng Kông đã được hứa hẹn.

Trong cuộc họp báo ngày 1-7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết luật an ninh mới mà Trung Quốc áp đặt đối với Hồng Kông là một sự đối đầu với tất cả các quốc gia, Washington sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị của Tổng thống Donald Trump, nhằm chấm dứt tình trạng đặc biệt của đặc khu này.

Ngoài ra, ông Pompeo cho biết Mỹ quan tâm sâu sắc đến sự an toàn của mọi người ở Hồng Kông. Theo vị Ngoại trưởng Mỹ, luật an ninh Hồng Kông cũng áp dụng đối với những người không phải cư dân thành phố này và các hành vi vi phạm được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Hồng Kông, có thể bao gồm cả người Mỹ. "Điều này là thái quá và đối đầu với mọi quốc gia" - ông Pompeo nói.

Khi được hỏi Washington sẽ đi xa đến đâu trong việc tước đi các đặc quyền của Hồng Kông, ông Pompeo nói: "Tôi sẽ chỉ nhắc lại những gì Tổng thống Trump nói: Ông ấy muốn đảm bảo rằng ngoài một số ngoại lệ, Mỹ sẽ đối xử với Hồng Kông như Trung Quốc đại lục".

Một số nhà phân tích dự đoán chính quyền Tổng thống Trump sẵn sàng hành động mạnh mẽ, có tác động không nhỏ đến Bắc Kinh. Đó là vì lợi ích kinh doanh rộng lớn của Mỹ tại Hồng Kông và ông Trump mong muốn duy trì thỏa thuận thương mại đạt được với Trung Quốc trong năm nay.

Dù vậy, cựu tổng lãnh sự Mỹ tại Hồng Kông Kurt Tong nói với hãng tin Reuters rằng những quyết định như tăng thuế đối với hàng xuất khẩu của Hồng Kông "không có khả năng ngăn cản Bắc Kinh".

Theo Người Lao động
Bình luận
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.