370 người bị bắt trong ngày đầu luật an ninh có hiệu lực ở Hong Kong

Hơn 370 người đã bị bắt trong khi cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình phản đối luật an ninh quốc gia mà chính quyền Bắc Kinh xây dựng cho đặc khu này.
Cảnh sát ghì người biểu tình xuống đất tại Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát ghì người biểu tình xuống đất tại Hong Kong. Ảnh: Reuters.

Tính đến chiều 1/7, hàng nghìn người đã xuống đường tại khu vực Causeway Bay và Wanchai, bất chấp lệnh cấm biểu tình. Cảnh sát ghì người biểu tình xuống đất, bắn đạn cay vào những người đối đầu với họ, dùng vòi rồng và hơi cay với phóng viên, theo Guardian.

Cuộc biểu tình diễn ra sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong, một trong hai đặc khu hành chính của nước này theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ". Ngày 1/7 là ngày đầu tiên luật có hiệu lực.

Cảnh sát cho biết 10 người trong số những người bị bắt là vì các hành vi liên quan đến luật an ninh mới, bao gồm việc cầm bảng biểu hay cờ có nội dung ủng hộ Hong Kong độc lập.

Theo cảnh sát, câu khẩu hiệu "Độc lập cho Hong Kong, lối thoát duy nhất" giờ đây "bị tình nghi là kích động hoặc xúi giục người khác ly khai và vì thế có thể vi phạm" luật an ninh mới.

Những câu khẩu hiệu chống chính quyền khác cũng có thể dẫn đến những cáo buộc liên quan đến tội ly khai, trong khi việc phá hoại giao thông công cộng và trụ sở cơ quan công quyền có thể bị xem là khủng bố.

Trung Quốc hôm 30/6 đã thông qua luật này, cho phép trừng phạt, bao gồm án tù chung thân, đối với các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với nước ngoài tại Hong Kong. Luật có hiệu lực trước nửa đêm hôm đó. Nhiều nước phương Tây lo ngại rằng luật này đe dọa sự tự do và tự trị của trung tâm tài chính thế giới.

Hôm 1/7, cũng là kỷ niệm 23 năm ngày Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói luật an ninh quốc gia mới là "diễn biến quan trọng nhất trong quan hệ" giữa Hong Kong và Trung Quốc từ khi được chuyển giao năm 1997.

Theo Zing
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.