Nadal thắng trận thứ 1.000 trong sự nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
Rafael Nadal trở thành tay vợt thứ 4 cán mốc 1.000 trận thắng trong Kỷ nguyên Mở sau khi hạ Feliciano Lopez 4-6, 7-6 và 6-4 tại vòng hai Paris Masters rạng sáng 5/11 (giờ Hà Nội).
Nadal gia nhập CLB 1.000 trận thắng. Ảnh: USOpen.
Nadal gia nhập CLB 1.000 trận thắng. Ảnh: USOpen.

Trong trận đấu đầu tiên kể từ khi nâng chiếc cúp vô địch Pháp Mở rộng lần thứ 13, Rafael Nadal gặp vô vàn khó khăn trước đồng hương Feliciano Lopez, hạng 64 thế giới. Nadal tung ra 16 cú ace, cứu 3 trong số 4 break-point, để thắng đối thủ sau 2 giờ 35 phút.

Hạt giống số một đang hướng tới danh hiệu đầu tiên tại Accor Arena, sau khi nâng thành tích tại giải Masters 1.000 cuối cùng trong năm lên 20 trận thắng, 5 trận thua. Anh trở thành tay vợt thứ 4 trong Kỷ nguyên Mở (từ năm 1968) cán mốc 1.000 trận thắng, sau Jimmy Connors, Roger Federer và Ivan Lendl.

Nadal nhập cuộc không tốt khi để mất break ngay game mở màn với các pha đánh lỗi liên tiếp. Lopez thể hiện khả năng giao bóng tốt khi thắng 80% điểm bóng một (16/20) để kết thúc set đầu với tỷ số 6-4.

Sang set hai, tay vợt 35 lần vô địch Masters 1.000 nỗ lực bứt lên nhưng bất thành, khi Lopez cứu được cả 5 break-point. Dù vậy, ở loạt tie-break, Nadal thể hiện bản lĩnh để thắng với khoảng cách sít sao 7-5.

"Rafa" sớm tạo ưu thế trong set quyết định bằng các cú thuận tay đầy sức mạnh. Anh bẻ break ở game đầu tiên, sau đó ấn định thắng lợi chung cuộc khi Lopez đánh bóng rúc lưới.

"Trận thắng thứ 1.000 có nghĩa là tôi đã già. Điều đó có nghĩa là tôi chơi tốt trong một thời gian rất dài, bởi vì không dễ để đạt được con số này. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi chỉ có thể nói lời cảm ơn đến tất cả những người đã luôn ủng hộ, bên cạnh, giúp tôi đạt được điều này", ATP trích chia sẻ của Nadal sau trận.

Tay vợt Tây Ban Nha tiến vào vòng 3 và đối đầu với Jordan Thompson để tranh vé vào tứ kết. Thompson cũng cần 3 set để hạ Borna Coric với các tỷ số 2-6, 6-4 và 6-2.

Theo Zing
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.