Nạn nhân 'âm thầm' sau thảm họa

[Ngày Nay] - Sau một thảm họa, cộng đồng thường dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ y tế cho các nạn nhân và người nhà của họ. Nhưng còn có một dạng nạn nhân khác thường “âm thầm” chịu đựng sang chấn tinh thần: Đó chính là những người cứu hộ, cứu nạn.
Nạn nhân 'âm thầm' sau thảm họa

1. Tối 1/10/2017, Stephen Paddock, 64 tuổi, nã đạn từ tầng 32 khách sạn Mandalay Bay, Las Vegas, Nevada (Mỹ) xuống đám đông hơn 22.000 người tham dự lễ hội âm nhạc phía dưới. Vụ xả súng gây chấn động thế giới kéo dài khoảng 10 phút, khiến ít nhất 59 người thiệt mạng, hơn 500 người bị thương. Vào tối “đẫm máu” ấy, y tá Antoinette Mullan ở trung tâm y tế Đại học Nam Nevada đã chứng kiến cảnh tượng hoảng loạn ở bệnh viện khi tiếp nhận nhiều xác chết nằm trên băng ca, đồng thời phải liên tục chữa trị hàng loạt nạn nhân bị thương nặng, máu me bê bết ở đầu, ngực, bụng, chân tay do đạn súng. Mullan nhớ lại: “Ở thời điểm đó, tôi và các bác sỹ, nhân viên cứu hộ không suy nghĩ gì khác ngoài việc cứu người”. Dù tự hào về những gì mà bản thân và đồng nghiệp đã làm, Mullan thừa nhận: “Đó là đêm kinh hoàng nhất đời tôi. Tôi có thể chắc rằng sau 30 năm nữa vẫn còn cảm giác suy sụp. Chắc chắn không ít người khác cũng sẽ phải đối diện với nỗi ám ảnh này suốt cuộc đời còn lại”.

Nạn nhân 'âm thầm' sau thảm họa ảnh 1

Không riêng gì Antoninette Mullan, nhiều nhân viên sơ cứu (first responder – gồm cảnh sát phòng cháy chữa cháy, nhân viên y tế khẩn cấp, lực lượng cứu hộ, cứu nạn…) cũng trải qua cảm giác tương tự sau các thảm họa. Họ thường là những nhân chứng đầu tiên chứng kiến sự điêu tàn, tang tóc, bất lực ở hiện trường các vụ xả súng, thảm sát, tai nạn giao thông, lũ lụt, cháy rừng, hỏa hoạn…Trên truyền thông, họ có thể được tung hô như những người anh hùng và được công chúng ngưỡng mộ. Nhưng đằng sau, ít ai biết họ bị tổn thương sâu sắc từ những trải nghiệm kinh hoàng, đau buồn trong thảm họa. Một số người bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) với những triệu chứng điển hình như: có hồi ức bắt buộc và lặp đi lặp lại hoặc tái diễn sự kiện trong óc, trong mơ mộng ban ngày hay giấc mơ; cảm xúc “tê cóng”, cùn mòn, tách khỏi những người khác, không đáp ứng với môi trường xung quanh, mất thích thú; né tránh các hoạt động và các hoàn cảnh gợi lại sang chấn; có những cơn sợ hãi cấp, bi đát, cơn hoảng sợ do những kích thích làm đột ngột nhớ lại hoặc diễn lại sang chấn hay phản ứng ban đầu đối với sang chấn; lạm dụng rượu, ma túy; biểu hiện lo âu, trầm cảm, thậm chí tự sát…

Nạn nhân 'âm thầm' sau thảm họa ảnh 2

Mùa hè năm 2015, Tim Casey – một cựu lính cứu hỏa 35 năm tuổi nghề thuộc Sở Phòng cháy chữa cháy thành phố Colorado Spring, tiểu bang Colorado (Mỹ) – bắt đầu đăng các đoạn video trên Youtube mô tả nhiều thảm họa mà ông đã chứng kiến. Trong một video, Tim Casey – 57 tuổi - hồi tưởng về sự bất lực của bản thân nhằm cứu một đứa trẻ trong đám cháy: “Người mẹ trao đứa bé bị thương ở đầu cho tôi và cầu xin: hãy cứu con tôi. Lúc đó, đứa bé còn thoi thóp. Nhưng cuối cùng, tôi không thể. Đứa bé chết”. Vì dằn vặt bởi những lời cầu cứu của các nạn nhân trong thảm họa, Casey thường xuyên mơ thấy những cảnh khủng khiếp mà ông trải qua. Ban ngày, ông cũng bị những hình ảnh thảm họa bủa vây tâm trí, cảm giác như nó hiện diện ngay trong thực tại. Dần dần, Casey mắc PTSD. Ông phải dùng rượu để đối phó với những chấn thương tâm lý. Cuối cùng, vào tháng 7/2015, cựu lính cứu hỏa Casay tự kết liễu cuộc đời bằng cách đâm xe ô-tô vào gara ở nhà riêng tại Colorado Springs.

Nạn nhân 'âm thầm' sau thảm họa ảnh 3

Tại Mỹ, tình trạng những người lính cứu hỏa như ông Casey tự tử vì ám ảnh công việc đã trở nên “đáng báo động”. Năm 2016, The Badge of Life (Dấu hiệu của sự sống) – một chương trình phòng chống tự tử cho cảnh sát Mỹ - thống kê rằng có hơn 105 trường hợp nhân viên thực thi pháp luật Mỹ tự vẫn. Theo Hiệp hội Sức khỏe Lính cứu hỏa Mỹ, ước tính 113 lính cứu hỏa và nhân viên trợ giúp y tế tự tử trong năm 2015. Thực tế, số người tự tử có thể còn cao hơn vì rất ít đơn vị phòng cháy chữa cháy thông báo cho nhà chức trách về các vụ việc. Tại Australia, số liệu thống kê năm 2015 của Hệ thống thông tin quốc gia Australia cho thấy cứ 6 tuần thì có 01 nhân viên sơ cứu ở “xứ sở chuột túi” tự tử. Báo cáo năm 2016 của Hiệp hội lính cứu hỏa quốc tế cho thấy tỷ lệ lính cứu hỏa và nhân viên hỗ trợ y tế mắc chứng PTSD cao ngang với tỷ lệ cựu binh mắc PTSD.

Các chuyên gia y tế cảnh báo việc nhiều nhân viên sơ cứu được đào tạo bài bản để cứu người, song lại không được chuẩn bị đầy đủ tinh thần để ứng phó trước các thảm họa. Họ thậm chí từ chối tư vấn, khám và chăm sóc sức khỏe tinh thần sau thảm họa. Nguyên nhân là họ sợ lòng kiêu hãnh bị tổn thương, ngại bị bêu xấu, chế giễu, phân biệt đối xử. Thực tế là trong ngành cứu hỏa ở Mỹ cũng như tại Australia, tồn tại “văn hóa” cho rằng các chứng bệnh tâm lý là biểu hiện của “sự ốm yếu”; do vậy, việc thừa nhận có vấn đề tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của lính cứu hỏa. Đáng buồn là “văn hóa chế giễu” tồn tại dai dẳng bởi chính những người thiếu hiểu biết rõ ràng về rối loạn tâm thần cũng như chăm sóc sức khỏe tinh thần. Jeff Dill – cựu lính cứu hỏa và giờ là tư vấn viên y tế – nói : “Khi xảy ra thảm họa quốc gia hoặc có một kẻ lái xe tải đâm vào nhiều người…, nếu không được chuẩn bị tinh thần thì các nhân viên sơ cứu có thể sốc nặng”.

Nạn nhân 'âm thầm' sau thảm họa ảnh 4

2. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều thảm hoạ do thiên tai (lũ lụt, bão, núi lửa, sóng thần, nắng nóng…) cũng như do chính con người  (chiến tranh, khủng bố, các tai nạn lớn…) gây ra. Không chỉ gây tổn thất về sinh mạng, của cải vật chất, các thảm hoạ còn gây tổn thương rất lớn về mặt tâm thần cho các nạn nhân và cả cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi những người đến cứu hộ, cứu nạn, nhân viên sơ cứu (first responder) là một trong sáu loại nạn nhân (gồm người trực tiếp gặp nạn, người thân của nạn nhân, các thành viên trong cộng đồng, người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm họa, người tình cờ liên quan thảm họa) chịu tác động của thảm họa cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý. Ở một số nước, đang có những nỗ lực nhất định để thay đổi “văn hóa chế giễu” và đảm bảo sức khỏe tinh thần cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn. Tại Australia, Cơ quan cấp cứu New South Wales cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, điều trị sức khỏe tâm thần cho nhân viên sơ cứu, gồm việc tiếp cận với bác sỹ tâm lý, tư vấn tâm lý 24/24h, tổ chức hội thảo về sức khỏe tinh thần…Cơ quan này cũng tăng cường thông tin cho các nhân viên về tầm quan trọng của trợ giúp y tế sớm đối với các rối loạn tâm thần, cảm xúc…Tại Mỹ, tổ chức phi lợi nhuận “The Badge of Life” đưa ra các chương trình quản lý stress và chống tự tử cho cảnh sát như: cung cấp kiến thức về thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần trong lực lượng thực thi pháp luật; hiểu biết về stress và chấn thương tâm lý; kiểm tra y tế định kỳ; hỗ trợ tìm kiếm bác sỹ trị liệu…

Tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay) của Mỹ cho rằng đã đến lúc nâng cao nhận thức trong cộng đồng những người cứu hộ, cứu nạn về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trước hết, để giảm dần “văn hóa xấu hổ”, phải nhận thức rằng tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng giống như các loại chăm sóc sức khỏe thể chất cần thiết khác. Theo thống kế của Liên minh quốc gia Mỹ về các bệnh tâm thần, cứ 5 người sống ở Mỹ thì có 4 người bị ảnh hưởng bởi các chứng rối loạn tâm thần (ước tính khoảng 42,5 triệu người). Do vậy, vấn đề sức khỏe tâm thần cần được coi là biểu hiện của con người; nó phổ biến như “chim bay trên trời hoặc kiến bò dưới đất”.

Nạn nhân 'âm thầm' sau thảm họa ảnh 5

Tờ Psychology Today đưa ra một số lời khuyên giúp những người cứu hộ, cứu nạn xóa bỏ “văn hóa xấu hổ, chế giễu”. Thứ nhất, họ cần được giáo dục về vấn đề sức khỏe tâm thần. Thứ hai, họ cần được dạy để cảm thông, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó thảm họa không chỉ với các thành viên trong cộng đồng gặp thảm họa mà còn với chính những đồng nghiệp của mình. Thứ ba, những người cứu hộ, cứu nạn cần có một người bạn tri kỷ đáng tin cậy, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ khi họ rơi vào tuyệt vọng. Thứ tư, người cứu hộ, cứu nạn cần tham gia vào cộng đồng để không cảm thấy cô độc.

Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, vai trò của các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần và tâm lý là rất quan trọng để hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân thảm hoạ, trong đó có các nạn nhân là người cứu hộ, cứu nạn. Người thầy thuốc không chỉ điều trị cho những người rối loạn tâm thần sau thảm họa thiên tai, mà còn phải lập kế hoạch và điều phối, tập hợp các đội tư vấn sức khỏe tâm thần, cụ thể như: mở các buổi tập huấn kỹ năng ứng phó khi xảy ra thảm họa; liên kết những người cứu hộ đồng cảnh với các nguồn lực trợ giúp; khuyên giải, an ủi và giải tỏa lo lắng …

Ở một số nước, việc hỗ trợ tâm lý xã hội và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn trước, trong và sau thảm họa vẫn là một vấn đề hầu như còn “bỏ ngỏ”, chưa được quan tâm đúng mức. Đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành y tế mỗi nước mà còn là của các ngành liên quan cộng đồng, gồm giáo dục, lao động xã hội...

Khi xảy ra thảm họa quốc gia hoặc có một kẻ lái xe tải đâm vào nhiều người…, nếu không được chuẩn bị tinh thần thì các nhân viên sơ cứu có thể sốc nặng.Jeff Dill – cựu lính cứu hỏa
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.