Indonesia tiếp tục động đất, 600 người đang chờ giải cứu

Trận động đất mạnh 6,9 độ richter xảy ra tối 5/8 tại hòn đảo du lịch Lombok, Indonesia làm ít nhất 91 người thiệt mạng (đều là người Indonesia), hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy.

Hàng trăm khách du lịch đổ ra cảng để về đất liền. Ảnh: CNN.
Hàng trăm khách du lịch đổ ra cảng để về đất liền. Ảnh: CNN.

Chỉ trong vòng một tuần, Indonesia đã phải hứng chịu hai trận động đất chết người. Trận động đất mạnh 6,4 độ richter ngày 29/7 đã làm 17 người thiệt mạng, 162 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy.

Người phát ngôn cơ quan thảm họa quốc gia Sutopo Purwo Nugroho cho biết, 91 người thiệt mạng trong trận động đất mới nhất, 209 người bị thương nặng. Ông nói: “ Công việc cứu hộ đang gặp thách thức lớn do đường xá bị phá hủy, ba cây cầu bị sập, một số địa điểm rất khó tiếp cận và chúng tôi không đủ nhân lực”.

Một chiến dịch sơ tán khoảng 1.200 khách du lịch ra khỏi đảo Gili đã được thực hiện. Gili là hòn đảo nhiệt đới với các rạn san hô tuyệt đẹp, cách bờ biển Lombok khoảng vài km rất được khách du lịch bụi và thợ lặn yêu thích.

Các quan chức địa phương cho biết, tính đến nay, 358 khách du lịch đã được sơ tán, hơn 600 người vẫn đang chờ đợi giải cứu. Denink Ayul, lễ tân một khách sạn tại Gili Trawangan, đảo lớn nhất trong ba đảo tại Gili cho CNN biết, mọi  người vô cùng hoảng sợ sau khi động đất diễn ra. Cô nói trong nước mắt: “Chúng tôi tranh nhau lên thuyền. Tất cả đều xếp hàng tại cảng, nhưng không đủ thuyền”.

Ðến ngày 6/8, nhiều khu vực trên đảo Lombok vẫn trong tình trạng mất điện. Ông Nugroho cho biết, khoảng 20.000 người có thể sẽ phải sơ tán trong tình trạng lương thực, thuốc men thiếu trầm trọng. Hàng trăm nạn nhân bị thương đã phải điều trị bên ngoài bệnh viện đổ nát tại trung tâm thành phố Mataram. Hầu hết nạn nhân đều sống ở phía đông của hòn đảo, cách xa các điểm du lịch và các quận ven biển.

Ông Najmul Akhyar, người đứng đầu quận bắc Lombok ước tính, khoảng 80% khu vực bị phá hủy bởi động đất. Sau trận động đất đầu tiên, còn có hơn 100 trận dư chấn liên tiếp, có đợt mạnh tới 5,4 độ richter.

Theo Tiền Phong

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.