Nâng cao sức khỏe tinh thần cho nguồn nhân lực nữ thời hiện đại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sức khỏe tinh thần càng được chú trọng bảo vệ, quan tâm thì người phụ nữ càng dễ đạt đến hài hòa, thằng bằng trong công việc cũng như gia đình. Nhưng đến nay việc thực hiện quan tâm, bảo vệ sức khỏe tinh thần ở phụ nữ, trẻ em nữ có nơi còn nhiều bất cập...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta đã khẳng định “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.. ,”(1). Điều đó cho thấy nhận thức về vai trò của con người nói chung và phụ nữ nói riêng được Đảng ta ngày càng nâng cao, cụ thể hóa. Vì lẽ đó, bên cạnh việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thể chất thì chú trọng đến các giá trị sức khỏe tinh thần của người phụ nữ cũng là hoạt động thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở giai đoạn hiện nay.

Sở dĩ vấn đề về sức khỏe, sức khỏe tinh thần đã được nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau vì đó là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, là một trong những lợi ích chính đáng của mỗi con người. Vì đất nước không thể phát triển nếu thiếu đi nguồn lực lao động, con người không thể tồn tại đúng nghĩa nếu mất đi sức khỏe.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiểu thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Và tổ chức WHO đưa ra quan điểm “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Vì thế, chúng ta cần chú trọng đầy đủ cả các yếu tố cấu thành của sức khỏe khi đầu tư cho nguồn nhân lực nữ.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tinh thần của người phụ nữ qua việc tạo những điều kiện thuận lợi nhằm hướng tới trạng thái thỏa mãn, thư thái, vui tươi trong giao tiếp xã hội, tình cảm, tinh thần. Qua đó người lao động nữ luôn có thái độ hòa nhã, dễ chịu và hình thành những duy nghĩ lạc quan, tích cực, linh hoạt thì các hoạt động chăm sóc, đầu tư vào các hoạt động tinh thần cho chị em ngày càng được quan tâm.

Hiện nay, người phụ nữ có cơ hội thuận lợi để có một công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bản thân mình.

Sức khỏe tinh thần càng được chú trọng bảo vệ, quan tâm thì người phụ nữ dễ đạt đến hài hòa, thằng bằng trong công việc cũng như gia đình. Nhưng đến nay việc thực hiện quan tâm, bảo vệ sức khỏe tinh thần ở phụ nữ, trẻ em nữ có nơi còn nhiều bất cập, hình thức xử phạt chưa đủ mức răn đe; chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, thực tế này đang là hồi chuông cảnh báo cho các tổ chúc, đoàn thể liên quan đến người lao động nói chung, phụ nữ và trẻ em nữ nói riêng.

Trong những năm gần đây, sức khỏe tinh thần của người lao động nữ đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên so với nhiều nước thì nước ta còn thấp. Ngoài việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình ở cơ quan, đơn vị thì phụ nữ vẫn còn phải đảm nhiệm về cơ bản công việc gia đình mà chưa có sự san sẻ, đồng hành. Quỹ thời gian của người phụ nữ bị chia nhỏ cho các công việc nhà, chăm lo con cái, chăm lo tinh thần cho những người thân xung quanh trong khi sức khỏe tinh thần của mình thì thu hẹp dần. Người phụ nữ dù thành đạt, tư duy hiện đại đến mấy cũng chưa thể thoát ra khỏi những áp lực đó để đầu tư thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức. Nguy cơ áp lực tinh thần nơi công sở và nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa thường trực đến sức khỏe tinh thần của người phụ nữ.

Sức khỏe tinh thần của phụ nữ bị tổn thương nhưng cách biểu hiện của nó âm thầm khác hẳn tổn thương thể chất. Tuy không thể nhìn thấy nhưng hệ lụy của nó nghiêm trọng không kém. Xã hội ngày càng phát triển thì những bệnh lý về mặt tinh thần, sức khỏe tình thần càng được phát hiện nhiều hơn đặc biệt là trước những tác động của đại dịch Covid -19.

Do đó để nâng cao sức khỏe tinh thần, tuổi thọ cho người phụ nữ đòi hỏi cần thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất với sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội. Từ việc ban hành, thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nghèo đi học; cải thiện sức khỏe của phụ nữ, đồng cảm và chia sẻ công việc gia đình cho phụ nữ; nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và sự tham gia của người phụ nữ vào việc ra quyết định và lãnh đạo ở tất cả cảc cấp, trong mọi lĩnh vực; bảo đảm sự tham gia và hường lợi một cách bình đẳng của phụ nữ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Và chú trọng việc hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Từ đó kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực tinh thần, xâm hại phụ nữ, trẻ em nữ. Điều này thể hiện rõ qua việc Chính phủ xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi. Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư.

Đồng thời để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội thì sự tự nỗ lực của chính bản thân mỗi người phụ nữ là yếu tố quyết định hàng đầu. Trước hết, mỗi người phụ nữ cần tự giác, tích cực nỗ lực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Khi mình là nạn nhân của bạo hành tinh thần dù ở cơ quan hay gia đình, phải nhìn nhận vấn đề để tìm đấu tranh, tìm ra giải pháp chứ không thỏa hiệp, tự trấn an tư tưởng hay cam chịu để cuộc sống thoải mái hơn.

Mỗi người cần tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, cũng là cách để tinh thần không bị trói buộc trong những lễ giáo và ràng buộc của gia đình. Có ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

Ths. Phan Thị An Phú

Trường Chính trị Trần Phú

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.