Vịnh Bristol, Alaska tự hào là một trong những hệ sinh thái có phong phú nhất ở Bắc Mỹ. Là nơi có nghề đánh bắt cá hồi hoang dã lớn nhất thế giới, Vịnh Bristol còn được gọi là giỏ cá của Mỹ. Nơi đây cũng là khu trú ngụ của loài rái cá biển, cá voi trắng, cá voi lưng gù, gấu nâu, nai… Trong khi tất cả các loài Bắc cực đều phải đối mặt với những thách thức về bảo tồn, hệ sinh thái nguyên vẹn của Vịnh Bristol sẽ là nơi trú ẩn hiếm hoi cho các loài cá và động vật hoang dã trong bối cảnh trái đất đang nóng lên và trở nên đông đúc hơn.
Chính phủ Hoa Kỳ đang theo dõi sát sao quá trình cho phép khai thác mỏ đá tại Vịnh, trong khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cảnh báo động thái này sẽ gây ra những tác động không thể khắc phục được, gây tổn hại cho cả con người và tự nhiên.
Đề xuất khai thác sẽ để lại hậu quả
Bản thân mỏ đá được đưa vào khai thác sẽ là một sự phá hoại lớn đối với môi trường sống của sinh vật và sinh kế, hơn thế nữa, cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển và vận hành mỏ đá cũng góp phần làm tăng gấp đôi mối đe dọa này.
Theo kế hoạch dự kiến, mỏ rộng một dặm và sâu một phần tư dặm sẽ phá hủy hơn 3.000 hecta đất ngập nước và hơn 21 dặm của suối cá hồi. Đó chỉ là những tác hại ở riêng vùng mỏ.
Hoạt động khai thác mỏ đòi hỏi một nhà máy điện tạo ra năng lượng tương đương với nguồn năng lượng mà hơn một nửa số ngôi nhà ở Alaska chạy đèn, máy sưởi và mọi đồ gia dụng điện khác cùng một lúc. Nhà máy cũng sẽ sử dụng khí tự nhiên được phân phối bởi một đường ống dẫn dài 188 dặm.
Để tìm được nguồn cung cấp và đầu ra cho các mỏ đồng và vàng cũng sẽ đòi hỏi xây dựng một con đường hơn 80 dặm dài qua hơn 200 con suối. Các nhà phát triển đề xuất xây dựng tám cây cầu lớn và sử dụng hành trình 18 dặm để vượt qua hồ Iliamna. Cần có một bến cảng ở cuối con đường, với một bến tàu dài 2 dặm ở bờ phía tây Cook Inlet, môi trường sống nổi tiếng của rái cá biển, cá voi lưng gù, hải cẩu, và một số cá voi Beluga.
Theo thời gian, các tác động sẽ đè nặng lên toàn bộ vùng đất này. Công trình này dự kiến sẽ sản xuất hàng tấn chất thải axit - còn sót lại khi đồng và vàng được khai thác. Kế hoạch ước tính rằng sau 20 năm hoạt động, khoảng 1,1 tỷ tấn chất thải sẽ được để lại trong hầm mỏ và cần phải được giám sát và duy trì vĩnh viễn.
Tác động môi trường
Kế hoạch khai thác mỏ mới được đề xuất hoàn toàn không đủ để đánh giá tác động của khu mỏ đối với một khu vực được bao quanh bởi vườn quốc gia và các khu vực bảo tồn. Việc thiếu chi tiết và thiếu các nghiên cứu khoa học đầy đủ để đánh giá những tác động tiềm ẩn nên được rà soát kỹ trước khi cho phép thực hiện dự án.
Không chỉ mang đến những tác động lớn trên bề mặt đất, việc khai thác mỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến thủy văn của vùng, chất lượng không khí và nước, cũng như các hệ sinh thái, động vật hoang dã và cá và các tài nguyên khác. Những tác động này có thể tàn phá một khu vực đáng lẽ ra có thể được tiếp tục xây dựng một nền kinh tế bền vững nếu biết quản lý các nguồn tài nguyên hiệu quả.