Ngày càng nhiều người lớn tuổi tại Mỹ coi chi phí chăm sóc sức khỏe là gánh nặng tài chính

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một cuộc khảo sát mới của West Health-Gallup được công bố ngày 15/6 chỉ ra ít nhất 2/3 người lớn tuổi ở Mỹ coi chi phí chăm sóc sức khỏe là gánh nặng tài chính.
Ngày càng nhiều người lớn tuổi tại Mỹ coi chi phí chăm sóc sức khỏe là gánh nặng tài chính

Kết quả cuộc khảo sát trên cho biết khoảng 24% người Mỹ từ 50- 64 tuổi coi chi phí chăm sóc sức khỏe là một gánh nặng tài chính lớn, so với 48% số người được hỏi cho rằng chi phí này là một gánh nặng nhỏ. Trong số những người Mỹ từ 65 tuổi trở lên, 15% số người được hỏi coi chi phí chăm sóc sức khỏe là gánh nặng lớn và 51% coi là gánh nặng nhỏ.

Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ, dân số từ 65 tuổi trở lên tại Mỹ được dự báo sẽ tăng nhanh trong những năm tới, khi có thêm khoảng 10.000 người mỗi ngày bước qua ngưỡng tuổi trên và dự báo đến năm 2030, nước Mỹ sẽ có khoảng 77 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Việc có thêm nhiều người Mỹ bước vào độ tuổi trên 65 cũng khiến chi phí chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng lên. Theo báo cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (DHHS), chi phí tự chi trả trung bình về chăm sóc sức khỏe cho người Mỹ lớn tuổi là 6.883 USD vào năm 2019, tăng 41% so với năm 2009. Mặc dù hầu hết người Mỹ lớn tuổi được hưởng lợi ích từ chương trình Medicare những họ vẫn phải trả trung bình hơn 1,000 USD so với trung bình các nhóm dân số nói chung vì Medicare không đài thọ tất cả các chi phí, chẳng hạn như các dịch vụ nha khoa, thị lực và thính giác.

Việc gia tăng do số lượng người cao tuổi cũng đẩy chi phí chăm sóc sức khỏe lên cao. Cuộc khảo sát của West Health-Gallup cho thấy 37% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên cực kỳ lo lắng hoặc lo ngại rằng họ sẽ không thể chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết trong năm tới. Trong số những người từ 50-64 tuổi, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn với 45% cực kỳ lo lắng hoặc lo lắng về việc không thể trả chi phí chăm sóc sức khỏe.

Chính quyền Tổng thống Biden đã nỗ lực để mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế và giảm chi phí kể từ khi ông lên nhậm chức vào năm ngoái. Đạo luật Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ (ARP) được thông qua vào năm 2021 đã giảm 40% phí bảo hiểm và cắt giảm chi phí tự chi trả thông qua các khoản tín dụng thuế. Tổng thống Biden cũng đã ký một sắc lệnh vào tháng 4/2022 nhằm mở rộng phạm vi hưởng bảo hiểm Obamacare. Tổng thống Biden cũng đang thúc đẩy để thông qua đạo luật "Build Back Better" vốn đang bị đình trệ, nhằm mở rộng phạm vi bảo hiểm của Medicare, giảm chi phí thuốc theo toa và gia hạn các khoản tín dụng thuế có trong ARP.

Trong khi đó, cuộc khảo sát của West Health-Gallup cũng cho thấy, khoảng 1/3 số người Mỹ từ 50-64 tuổi đang cắt giảm ít nhất một khoản chi phí cần thiết, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo và điện nước, để trang trải chi phí chăm sóc sức khỏe đang gia tăng. Khoảng 24% người lớn từ 65 tuổi trở lên cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.