1. Khủng hoảng chính trị tại Ukraine
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine được châm ngòi từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái (2013) bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thoả thuận chính trị, thương mại mang tính lịch sử với EU, thay vào đó, Kiev chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn với Moscow. Sau những cuộc biểu tình đẫm máu tại Quảng trường Maidan, Tổng thống Yanukovych bị lật đổ và chính phủ mới được thành lập.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bắt đầutừ cuối năm 2013 |
Tuy nhiên, một số tỉnh miền Đông và Nam Ukraine không công nhận chính quyền mới và tuyên bố ly khai, thành lập những quốc gia riêng, đối đầu với Kiev, đẩy Ukraine vào một cuộc nội chiến đẫm máu. Theo tổ chức nhân quyền của Liên Hợp quốc, số người thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine đến thời điểm này đã vượt quá con số 4.000, và cũng có khoảng 1 triệu người phải đi lánh nạn. Mặc dù ngày 5/9 vừa qua, hai bên đã có thỏa thuận ngừng bắn nhưng cuộc khủng hoảng Ukraine đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Tình hình càng trở nên căng thẳng sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea (tháng 3/2014) và chiến tranh ở miền đông Ukraine bùng nổ. Vì lý do này, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật… đồng loạt áp các biện pháp cấm vận kinh tế Nga. NATO thành lập lực lượng phản ứng nhanh ở châu Âu và tăng cường lực lượng quân sự tại các nước Balkan.
Chia rẽ Nga - phương Tây sâu sắc đến mức giới truyền thông cảnh báo một cuộc Chiến tranh lạnh mới đang diễn ra.
2. Các thảm kịch hàng không
Vụ máy bay Boeing 777 số hiệu MH370 mất tích bí ẩn
Rạng sáng ngày 8/3/32014, Malaysia Airlines cho biết chiếc máy bay Boeing mang số hiệu MH370 của hãng này chở theo 239 hành khách cùng phi hành đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào lúc 2h40' sau khi xuất phát từ sân bay Kuala Lumpur trong hành trình tới Bắc Kinh.
Những lời viết cầu nguyện cho nạn nhân của MH370 |
Nỗ lực tìm kiếm tại khu vực phía Bắc và Nam Ấn Độ Dương liên tục kéo dài nhiều tuần sau đó với sự tham gia của hàng chục quốc gia cùng những thiết bị tìm kiếm hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quốc gia nào tìm ra dấu vết của chiếc máy bay này.
Thảm kịch MH17 bị rơi, gần 300 người tử vong
Hàng không Malaysia phải chịu những thảm kịch |
Ngày 17/7, một chiếc máy bay chở theo 298 hành khách, trong đó có 3 trẻ sơ sinh của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, cách không phận của Nga khoảng 60km. Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 gặp nạn khiến toàn bộ hành khách và các thành viên tổ bay thiệt mạng khi đang trên đường đi từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia).
Nguyên nhân vụ máy bay máy bay số hiệu MH17 vẫn còn là câu hỏi mà nhiều nhà điều tra quốc tế chưa giải đáp thỏa đáng.
3. Đại dịch Ebola bùng phát, gần 6.000 người tử vong
Vào ngày 22/3/2014, người ta phát hiện một loại virus hoành hành ở một vùng rừng phía nam Guinea và giết chết 59 người. Chỉ 5 ngày sau khi được ghi nhận tại một vùng rừng xa xôi, Ebola từ rừng sâu đã lan tới thủ đô của Guinea và đến ngày 31/3, Ebola đã xuất hiện ở Liberia.
Đại dịch Ebola khiến hàng nghìn người thiệt mạng |
4 tháng trôi qua kể từ khi Ebola được phát hiện, virus này đã lan tới 4 nước Tây Phi, bao gồm: Guinea, Liberia, Sierra và Nigeria, với số người nhiễm bệnh lên đến hơn 1300 người và số người tử vong là hơn 729 người. Trong số những người đã mắc Ebola, có rất nhiều người Mỹ và các quốc gia khác bị nhiễm do tới các vùng dịch để kiểm soát dịch bệnh lây lan.
Trước sự bùng phát dữ dội này, Ebola được ví như một cơn cháy rừng và các nước châu Âu, châu Á đang đặt cảnh giác cao độ bởi Ebola có thể tràn sang các châu lục khác bất cứ lúc nào.
Tính cho đến thời điểm đầu tháng 12/2014, thế giới ghi nhận 16.001 trường hợp mắc virus Ebola, trong đó 5.738 người đã tử vong.
4. Vụ chìm phà Sewol ở Nhật Bản, gần 300 người thiệt mạng
Ngày 16/4, chiếc tàu Sewol có trọng tải 6.825 tấn, chở theo 476 người, trong đó có 325 học sinh đến từ trường trung học Danwon ở thành phố Ansan đã gặp nạn trên đường từ Incheon đến đảo Jeju của Hàn Quốc. Sau khi phát tín hiệu cấp cứu vào lúc 8h58' khi cách đảo Byeongpung 20km, 1 tiếng sau chiếc tàu lật úp khiến 292 người thiệt mạng và 12 người khác hiện vẫn đang mất tích.
Vụ chìm phà Sewol khiến gần 300 người thiệt mạng |
Vụ tai nạn cũng khiến người đứng đầu công ty khai thác tàu Sewol bị truy tố, Thủ tướng Hàn Quốc Jung Hong-won từ chức trong khi Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố giải tán lực lượng Tuần duyên Hàn Quốc. Vụ chìm tàu Sewol trở thành 1 trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
5. Biển Đông dậy sóng
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc làm biển Đông “dậy sóng” khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Kèm theo đó là những hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc với tàu chấp pháp của Việt Nam, làm cộng đồng quốc tế phẫn nộ. Hành động này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Giàn khoan Hải Dương 981 |
Hàng loạt quốc gia trên thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật, Ấn Độ, Singapore, Anh, Pháp, Úc… cũng chỉ trích Trung Quốc hung hăng, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Các tờ báo lớn trên thế giới như New York Times, Washington Post, Financial Times, Straits Times, Yomiuri… và giới chuyên gia quốc tế đánh giá hành vi của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, phản ánh tư tưởng bá quyền. Các hội nghị quốc tế đã được diễn ra ở khu vực ASEAN cũng như trên thế giới. Một số nước như Mỹ, Pháp…đã đưa tàu tới biển Đông.
Ngày 13/6/2014, tại Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) diễn ra từ ngày 9/6 đến 13/6 tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể hội nghị chỉ ra rằng việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một "diễn biến nghiêm trọng" trên Biển Đông. Trong phần thảo luận, phái đoàn Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chỉ ra tính bất hợp pháp của việc hạ đặt giàn khoan trái phép, đồng thời bác bỏ những quan điểm của Trung Quốc…
Trong nước, nhiều phần tử quá khích đã đốt phá một số nhà máy nhưng đã được ngăn chặn kịp thời và chính quyền đã đền bù thỏa đáng các thiệt hại gây ra.
Trước sức ép ngày càng lớn của dư luận quốc tế, sau 75 ngày hạ đặt trái phép bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã phải chấm dứt hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của mình và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ các hành động sai trái, đặc biệt là ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
6. Giá dầu thế giới tuột dốc
Từ tháng 6 đến đầu tháng 12, giá dầu thế giới liên tục sụt giảm tới 40% và đến ngày 9-12 đã hạ xuống mức thấp kỷ lục trong năm năm qua, chỉ còn 63 USD/thùng. Tuy nhiên OPEC không tỏ dấu hiệu sẽ giảm sản lượng khai thác để đẩy giá dầu tăng trở lại.
Giá dầu thế giới năm 2014 tuột dốc kỷ lục |
Giới phân tích nhận định OPEC quyết giữ thị phần trước sự cạnh tranh gay gắt của các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ. Giá dầu giảm đẩy giá xăng bán lẻ ở các nước giảm theo. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho rằng giá dầu giảm sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang vật lộn với tình trạng tăng trưởng chậm.
Chính phủ Nga thừa nhận thiệt hại khoảng 100 tỉ USD/năm vì giá dầu sụt giảm. Các nước vùng Vịnh chưa tỏ dấu hiệu đáng lo ngại, nhưng giới chuyên gia cho rằng những quốc gia như Brazil, Mexico và Venezuela sẽ gặp khó khăn kinh tế lớn. Ngân hàng Morgan Stanley dự báo giá dầu có thể giảm xuống tới 43 USD/thùng vào năm 2015.
7. Sự trỗi dậy của IS & Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và liên minh
Sự trỗi dậy của IS
Nhà nước Hồi giáo (IS – Islamic State, còn được biết đến với tên gọi Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria hay Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông) là một nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni cầm đầu các hoạt động không được công nhận ở Iraq và Syria.
Sự bành trướng của IS |
Tổ chức này được nhen nhóm thành lập vào những năm đầu của cuộc chiến tranh Iraq (2004) và cam kết trung thành với al-Qaedavào năm 2004. Thủ lĩnh của ISIS là Abu Bakr al-Baghdadi - một công dân Iraq theo đạo Hồi dòng Sunni.
Ngày 29/6/2014, sau khi vượt biên đánh tràn sang Iraq và chiếm được những mỏ dầu lớn ở miền Bắc nước này, thủ lĩnh al-Baghdadi đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ của những người Hồi giáo thánh chiến là "lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu", bằng tuyên bố xây dựng "Nhà nước Hồi giáo" và cái tên IS (Islamic State) chính thức ra đời.
IS tiến hành hàng loạt các video hành quyết con tin |
Thành công của IS là chỉ trong vòng 3 tháng đã chiếm một nửa Iraq. Các chuyên gia tính toán, sau khi chiếm được Mosul (một thành phố ở miền bắc Iraq), quân đội Iraq đã bỏ lại 40 vạn đơn vị vũ khí cho IS bao gồm không chỉ vũ khí bộ binh, mà còn nhiều trang bị quân sự hạng nặng, hiện đại. Nhiều thành viên của ISIS giờ đã được trang bị không kém tiêu chuẩn binh sĩ hiện đại với quân phục, áo giáp chống đạn, thiết bị nhìn đêm và vũ khí cá nhân.
Nhờ nhiều người tình nguyện gia nhập từ cả Iraq, Syria lẫn nước ngoài (có cả người Hồi giáo sống ở Anh, Pháp, Nga, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ...), quân số của IS tăng nhanh chóng. Tháng 6/2014, IS mới có khoảng 4.000 quân ở Iraq và vài ba ngàn ở Syria, nhưng đến tháng 9/2014, ước tính quân số của IS đã lên tới 100.000 và vẫn tiếp tục tăng.
Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và liên minh
Ngày 8/8/2014, Tổng thống Mỹ phát động cuộc chiến chống IS, Mỹ và liên minh đã thực hiện gần 1.000 cuộc không kích vào sào huyệt của nhóm khủng bố.
Tổng thống Obama tuyên bố sẽ tiêu diệt IS tận cùng |
Đúng ngày 8/8/2014, liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành hơn 600 cuộc không kích nhắm vào IS tại Iraq.
Đêm ngày 23/9/2014, các nước Bahrain, Jordan, Qatar, Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất cùng với Mỹ cũng đã triển khai gần 500 cuộc không kích nhằm vào IS tại Syria.
Thượng viện và Hạ viện Mỹ vừa nhất trí thông qua một dự luật chi tiêu quốc phòng thường niên với nội dung bổ sung ngân sách (thêm 64 tỷ USD) cho cuộc chiến chống phiến quân khủng bố IS tại Iraq và Syria. Dự luật này đã được Tổng thống Mỹ ký thành luật hồi tháng 12/2014.
8. Thảm họa núi lửa Ontake, ít nhất 48 người thiệt mạng
Được coi là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tính cho đến nay, công tác tìm kiếm và cứu nạn vẫn tiếp tục với sự tham gia của khoảng 1.000 cảnh sát và binh sĩ lực lượng phòng vệ mặt đất. Nhiều nạn nhân đã được đưa ra khỏi ngọn núi này.
Thảm họa núi lửa Ontake khiến gần 50 người thiệt mạng |
Cảnh sát Nhật Bản xác nhận, ít nhất 48 người đã thiệt mạng do núi lửa Ontake hoạt động trở lại đúng vào thời điểm có nhiều du khách đang ăn trưa trên đỉnh núi hoặc đang lên xuống trên các con đường mòn ven triền núi giữa mùa cao điểm.
Ngọn núi lửa cao 3.067m này đã phun trào mạnh mẽ vào năm 1979 trong khi lần hoạt động gần đây nhất là vào năm 1991.
9. Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 22 tại Bắc Kinh
Hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 tại Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 9/11 với chủ đề “Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương” sẽ tập trung thảo luận ba vấn đề gồm: kết nối, hình thành Khu vực thương mại tự do toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), các nội dung hợp tác kinh tế-thương mại mới.
Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 22 diễn ra tạiBắc Kinh |
APEC 22 kết thúc thành công vào ngày 11/11, truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và nỗ lực của các nền kinh tế thành viên vì một châu Á-Thái Bình Dương gắn kết, sáng tạo và kết nối, góp phần nâng cao vị thế của APEC và duy trì vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Việt Nam cũng tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong APEC, đặc biệt phối hợp với các thành viên khởi động chuẩn bị đăng cai Năm APEC 2017.
10. Robot Philae hạ cánh thành công lên sao Chổi sau 10 năm bay
Ngày 12/11, lần đầu tiên trong lịch sử, con tàu Philae đáp xuống thành công xuống bề mặt sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko (67P/C-G).
Tàu robot thăm dò sao Chổi Philae |
67P/C-G là tàu thăm dò có nhiệm vụ nghiên cứu về hành tinh được cho là nắm giữ những bí mật về nguồn gốc Hệ Mặt trời và có thể cả sự sống trênTrái đất cách đây 4,6 tỷ năm.
Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử này, tàu Philae và tàu mẹ Rosetta đã phải thực hiện hành trình bay dài 6,4 tỷ km. Và sau 10 năm phóng đi từ Trái đất (từ ngày 2/3/2004), tàu 67P/C-G đã chạm đích thành công ngày 12/11/2014 sau khi tách khỏi tàu mẹ Rosetta 7 giờ trước đó. Tổng chi phí cho chuyến bay và nghiên cứu lên tới 1,4 tỷ Euro, tương đương 1,8 tỷ USD.
Xem thêm:
1. Top 10 từ khóa được search nhiều nhất trên Google 2014
2. 10 nhân vật quyền lực nhất năm 2014
3. Chùm ảnh: Những sự kiện nối bật của thế giới năm 2014 (phần cuối)
4. 10 MV nhạc quốc tế có lượt xem ‘khủng khiếp’ nhất YouTube năm 2014
5. Chùm ảnh: Thế giới 7 ngày qua (1/12 đến 7/12)
6. Chùm ảnh: Những bức ảnh tuyệt đẹp của National Geographic