UNESCO đang hỗ trợ Mạng lưới giáo dục tương tác (IMOR) nhằm đưa ra các giải pháp đối với chủ nghĩa cực đoan mang màu sắc bạo lực ở Albania và Bắc Macedonia, bao gồm các cách phát triển tài liệu đào tạo về truyền thông và kiến thức thông tin. Các tài liệu xây dựng trên tài nguyên của UNESCO, nhằm mục đích tăng cường nhận thức trong giới trẻ về chủ nghĩa cực đoan bạo lực và cấp tiếntrên mạng Internet; trao quyền cho những người trẻ tuổi để chia sẻ ý tưởng, kiến thức và kinh nghiệm của riêng họ về chủ nghĩa cực đoan và cấp tiến trực tuyến; khởi xướng suy nghĩ và các hoạt động để chống lại chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa cấp tiến trực tuyến.
Những người tham gia và các nhà giáo dục từ Bitola, Gostivar, Negotino, Prilep, Shtip và Bistrica được ông Toni Nakovski, kỹ sư bảo mật kỹ thuật số cung cấp các hướng dẫn thực tế trong việc sử dụng Internet và phương tiện truyền thông xã hội. Hội thảo được thiết kế riêng phù hợp với mục đích đào tạo và nhóm mục tiêu. Những người tham gia đã nhận thức được về việc tạo ra môi trường thuận lợi trong các trường học để những người trẻ tuổi có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thị trưởng Bitola, bà Emilija Kosturski bày tỏ sự hài lòng với các mục tiêu và tác động có thể đạt được của khóa đào tạo.
Sau hội thảo thí điểm này, một hội thảo khác sẽ được tổ chức tại Bắc Macedonia và hai hội thảo bổ sung cũng được tổ chức tại Albania. Những kết quả trong thực tế bằng việc áp dụng các bài học từ hội thảo sẽ được thu thập và tổng hợp thành các khuyến nghị chính sách liên quan đến thanh thiếu niên, Internet và các giải pháp triệt để nhằm giảm tư tưởng cấp tiến cực đoan.
Một thanh niên tham gia hội thảo nhận xét rằng hội thảo đào tạo đã tăng khả năng của của họ trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực và chủ nghĩa cấp tiến trên mạng Internet bằng cách tạo ra nội dung tích cực trên Internet.
Một trong những giảng viên, cô Ivana Marinchek, nhà tâm lý học, đã nhắc lại tầm quan trọng của việc thu hút những người trẻ tuổi vào các hoạt động đó và thu thập kinh nghiệm tích cực từ họ để chống lại chủ nghĩa cực đoan va chủ nghĩa cấp tiến trực tuyến.
UNESCO đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc phát triển các chiến lược hiệu quả để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực.
Chương trình Thông tin cho tất cả (IFAP) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi xướng và tạo điều kiện cho đối thoại chính sách về vấn đề cực đoan trực tuyến dẫn đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.
Dự án ở Albania và Bắc Macedonia là một phần của một loạt các dự án thí điểm nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị chính sách về việc ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực chủ nghĩa cấp tiến trực tuyến.