Nguồn gốc chiến tranh Azerbaijan-Armenia và hệ lụy khó lường

Những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và nhân quyền giữa Azerbaijan-Armenia có thể kéo theo những xung đột mới ảnh hưởng tới an ninh chính trị của cả châu Âu.
Nguồn gốc chiến tranh Azerbaijan-Armenia và hệ lụy khó lường

Cuộc chiến tranh Azerbaijan-Armenia (1988-1994)

Ở thời kỳ Liên bang Xô viết, Nagorno-Karabakh là một tỉnh tự trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Azerbaijan, nhưng cả Armenia và Azerbaijan đều có tranh chấp đối với vùng đất này.

Trong lịch sử Nagorno-Karabakh vốn là vùng sinh sống của người Armenia từ xa xưa. Tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan là kết quả của sự bất bình kéo dài từ phía cộng đồng người Armenia ở Nagorno-Karabakh do sự cấm đoán tự do tôn giáo và văn hóa bởi Azerbaijan.

Azerbaijan vốn là quốc gia Hồi giáo trong khi đa phần dân chúng ở Armenia theo đạo Thiên chúa. Dân ở vùng Nagorny Karabakh cũng theo đạo Thiên chúa và gắn bó với Armenia nhiều hơn.

Các cuộc xung đột giữa hai bên đã diễn ra từ năm 1988 và kéo dài nhiều năm sau đó.

Việc Liên bang Xô viết sụp đổ vào năm 1991 đã dỡ bỏ những rào cản cuối cùng ngăn cản hai phía Armenia và Azerbaijan tiến hành một cuộc chiến tổng lực. Một tháng trước đó, Quốc hội Azerbaijan bãi bỏ hiện trạng của Karabakh là một tỉnh tự trị, đổi tên thủ phủ của thành "Xankandi".

Ngược lại, một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở Karabakh, với người Armenia bỏ phiếu áp đảo ủng hộ độc lập. Ngày 6 tháng 1 năm 1992, vùng này tuyên bố độc lập từ Azerbaijan.

Nguồn gốc chiến tranh Azerbaijan-Armenia và hệ lụy khó lường ảnh 1

Vị trí của Nagorno-Karabakh trên bản đồ.

Sau sáu năm chiến tranh ác liệt, cả hai phía đều đã sẵn sàng ký lệnh ngưng bắn và trả lại hiện trạng cũ cho Nagorno-Karabakh.

Cuộc chiến này, Azerbaijan được cho là thất bại sau khi đã cạn kiệt nguồn nhân lực phải nhờ vào Nga đưa ra giải pháp ngưng bắn.

Lý giải về sự thua cuộc của Azerbaijan, Giáo sư Nga Georgiy I. Mirsky nói "Karabakh không có giá trị với người Azerbaijan như với người Armenia. Có lẽ đó là lý do mà những thanh niên tình nguyện từ tận nội địa Armenia cũng hăng hái xung phong chiến đấu và hy sinh cho mảnh đất Karabakh hơn là người Azerbaijan".

Ngày 15/5/94, lãnh đạo của Armenia, Azerbaijan, Nagorno-Karabakh và Nga gặp mặt tại Moscow để ký hiệp định ngưng bắn. Các cuộc giao tranh lẻ tẻ tiếp tục tại một số nơi, nhưng tất cả các phe đều xác nhận họ quyết tâm tôn trọng lệnh ngưng chiến.

Nga khi đó đóng vai trò khá rối rắm trong cuộc chiến lần này. Các thành viên thuộc phe cứng rắn của chính quyền Sô viết ban đầu ủng hộ Azerbaijan trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Về mặt chính thức, Nga đứng trung lập trong cuộc chiến, nhưng cả hai phe tham chiến đều cáo buộc Nga thiên vị phe kia.

Ngược với những gì giới truyền thông đưa tin về khía cạnh tôn giáo đã gây ra cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, tôn giáo chưa bao giờ đóng vai trò quan trọng như một nguyên nhân gây ra chiến tranh, và nguyên nhân chính vẫn là vấn đề lãnh thổ và quyền con người của người Armenia tại Karabakh.

Kể từ năm 1995, đồng chủ tịch của nhóm Minsk tiếp tục đàm phám với chính phủ Armeni và Azerbaija để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột. Nhiều đề nghị được đưa ra, chủ yếu tập trung vào việc thuyết phục mỗi bên nhân nhượng trong một số điểm. Tuy nhiên cho đến nay cả hai bên vẫn cứng rắn với quyết định của mình.

Tổng quan tình hình chiến sự Nagorno-Karabakh

Ngày 2/4, các phương tiện truyền thông địa phương đều đưa tin: Khu vực biên giới Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan bất ngờ xảy ra cuộc xung đột bạo lực và hai nước này hiện đang cáo buộc lẫn nhau về hành vi khơi mào cho cuộc xung đột này.

Azerbaijan nói rằng binh lính Armenia đã nổ súng 127 lần trong 24 giờ dọc theo biên giới. Họ sử dụng đại bác và súng máy hạng nặng - tuyên bố của phía Azerbaijan cho biết.

Ngược lại, Armenia nói quân Azerbaijan tiếp tục tấn công đêm 1/4 bằng xe tăng, pháo và máy bay quân sự.

Tại thời điểm công bố được biết, phía Azerbaijan tổn thất 2 máy bay trực thăng chiến đấu, 3 xe tăng, 2 máy bay không người lái và 3 xe thiết giáp. Ước tính tổn thất sinh lực của đối phương cũng khác nhau - từ 40 đến 50 người, hầu như là binh sĩ, chủ yếu từ lực lượng đặc biệt, bắt được một nhóm biệt kích phá hoại.

Nguồn gốc chiến tranh Azerbaijan-Armenia và hệ lụy khó lường ảnh 2

Quân đội Azerbaijan tuyên bố rằng họ đã tiêu diệt của Armenia 10 xe tăng chủ lực, 15 trận địa súng máy và cấu trúc kỹ thuật quân sự.

Quân đội Azerbaijan cũng khẳng định rằng, tổn thất về người của quân đội Armenia là hơn 100 thương vọng.

Cuộc chiến đã dẫn đến hậu quả thương vong cho dân thường khi các cuộc pháo kích dữ dội đã phá hủy nhiều tòa nhà dân cư trong các làng Armenia, khiến một số người chết và bị thương.

Truyền thông Nga dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho hay, quân đội Azerbaijan triển khai xe tăng hạng nặng đến Nagorno-Karabakh để sẵn sàng chặn đứng các vụ tấn công từ Armenia.

Về phía ngược lại, cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh được Armernia hậu thuẫn đã huy động lực lượng dự bị động viên để gia tăng sức mạnh, sẵn sàng chống lại sự đe dọa Nagorno-Karabakh của Azerbaijan.

Hãng Azertag ngày 3/4 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết thêm, quân đội Azerbaijan đã bị công kích bằng súng cối 60mm, 82mm, 120mm, pháo hạng nặng, và súng phóng lựu, tổng cộng tới “130 lần” trong ngày.

Quân đội Azerbaijan khẳng định, hỏa lực của đối phương được bắn đi từ các ngọn đồi trong các khu vực thuộc lãnh thổ Armenia.

Để có được thông tin chính xác về kết quả cuộc chiến, một nhóm trinh sát thuộc quân đội Azerbaijan đã thâm nhập và luồn sâu vào vùng chiến sự Nagorno - Karabakh nhằm thu thập thông tin. Nhưng khi tiếp cận vào vùng dân cư Lavonarkh, biệt đội này đã rơi vào ổ phục kích và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.

Tương quan sức mạnh quân sự giữa Azerbaijan-Armenia

Nhìn chung, năng lực tác chiến của quân đội 2 nước khá tương đồng nhau do thừa hưởng vũ khí từ Liên Xô để lại.

Bộ binh Azerbaijan có quân số lên tới 57.000 người, Không quân 8.000 người và Hải quân là 2.200 người. Ngoài ra họ còn có Vệ binh quốc gia, Biên phòng và Quân cảnh. Lực lượng dự bị động viên ước tính khoảng 300.000 người.

Azerbaijan có khoảng 220 xe tăng T-72, T-90S. Trong những năm gần đây Azerbaizan đã mua thêm một vài chiếc T-80.

Lực lượng pháo binh gồm 300 khẩu pháo xe kéo và 120 pháo tự hành, pháo phản lực phóng loạt hoàn toàn do Liên Xô và Nga sản xuất với 60 hệ thống, trong đó có 12 tổ hợp Smerch, 6 tổ hợp TOS-1A và 100 súng cối.

Nguồn gốc chiến tranh Azerbaijan-Armenia và hệ lụy khó lường ảnh 3

Về không quân, nước này có 106 máy bay các loại, nhiều máy bay không người lái UAV. Biên chế bao gồm các máy bay MiG-29, Su-24 và Su-25. Tiêm kích chủ lực MiG-29 mua của Ukraine vào năm 2006. Bên cạnh đó, Il-76 thực hiện nhiệm vụ vận tải quân sự.

Azerbaijan có một số trực thăng chiến đấu - vận tải gồm: 15 chiếc Mi-24, 13 chiếc Mi-8 và 7 chiếc Mi-2. Trong tương lai, dự kiến sẽ có 24 trực thăng tấn công Mi-35M mua của Nga.

Sau khi Liên Xô tan ra, Azerbaijan đã tiếp quản căn cứ hải quân chính trên biển Caspian và một phần tàu chiến của hạm đội này, bao gồm 2 tàu khu trục nhỏ, 3 tàu tuần dương, 4 tàu tuần tra, 4 tàu quét mìn và 6 tàu đổ bộ.

Đối với Armenia, lực lượng của quốc gia này có khoảng 48.000 quân, dự bị động viên vào khoảng 300.000 người. Lực lượng này được trang bị 400 xe tăng, 118 khẩu pháo. Điểm khác biệt giữa quân đội Armenia so với Azerbaijan đó là các tên lửa đạn đạo. Armenia có 9K720 Iskander mạnh về phòng thủ phòng không.

Cách đây không lâu đã có tuyên bố về việc thành lập không quân Armenia với hơn 100 máy bay chủ yếu do Nga sản xuất. Vì không giáp biển nên quốc gia này không có hải quân.

Cuộc xung đột Nagorno-Karabakh có thể kéo theo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vào thế đối đầu căng thẳng

Trong khi tất cả các đối tác bên ngoài đều kêu gọi Azerbaijan và Armenia kiềm chế và tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn thì Thổ Nhĩ Kỳ công khai đứng hẳn về phía Azerbaijan và tuyên bố ủng hộ Azerbaijan đến cùng bằng mọi giá.

Để ủng hộ Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa hoàn toàn tuyến biên giới chung với Armenia, cản trở không nhỏ những mối quan hệ thương mại và kinh tế của Armenia với bên ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ cũng còn lợi ích riêng trong việc ủng hộ Azerbaijan đối phó với Armenia.

Nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy phía Azerbaija cũng nhận được nhiều viện trợ quân sự từ phía Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia Ả Rập.

Còn đối với Armenia, Nga là một đồng minh thân cận. Từ sau cuộc chiến 1988-1994, Armenia kiểm soát trên thực tế vùng này. Ở đó có căn cứ quân sự của Nga và Nga hậu thuẫn Armenia cả về chính trị lẫn quân sự.

Giới phân tích nhận định xung đột lần này dễ gây ra những hệ lụy thảm khốc hơn so với những năm đầu thập kỉ 1990. Mối nguy nằm ở chỗ, bất kì một chiến dịch quân sự được kích hoạt, giao tranh ở điểm nóng này có thể nhanh chóng leo thang, vượt khỏi tầm kiểm soát với sự tham gia của nhiều bên - chuyên gia Thomas de Waal thuộc Tổ chức Carnegie châu Âu nhìn nhận.

Nguồn gốc chiến tranh Azerbaijan-Armenia và hệ lụy khó lường ảnh 4

Trong khi đó, Tổng thống Armenia, Serzh Sargsyan tuyên bố, nếu chiến sự tại khu vực xung đột không ngừng lại và phát triển theo chiều hướng toàn diện thì Armenia sẽ công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nagorno-Karabakh.

“Tình hình chiến sự gia tăng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường và lan tràn trên quy mô lớn. Điều này tất nhiên không chỉ ảnh hưởng tới an ninh và ổn định của khu vực Nam Caucasus mà còn cả thềm lục địa châu Âu” - người đứng đầu Nhà nước Armenia nói.

Hiệp định Đối tác Chiến lược và Tương trợ lẫn nhau giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan có điều khoản quy định, mỗi bên sẽ hỗ trợ và sử dụng “mọi công cụ có thể” trong trường hợp bên kia bị tấn công hay xâm lược.

Còn Armenia lại được xem là đồng minh cốt yếu nhất của Nga tại Trung Á. Chính quyền Yerevan đã quyết định từ bỏ “giấc mơ châu Âu” để gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga làm đầu tàu.

Tuy tiềm lực quân sự khó có thể sánh được với Azerbaijan, nhưng Armenia lại nhận được bảo trợ an ninh từ Moskva.

Trước tình hình trên, rất có thể chiến sự Nagorno-Karabakh sẽ kéo theo cuộc đối đầu căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ Minh

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.