Địa chỉ đỏ
Điểm di tích lịch sử tàu C235 (xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) từ lâu được xem là “địa chỉ đỏ” mang tính giáo dục truyền thống yêu nước của thế hệ cha, anh đối với nhiều tầng lớp trong xã hội. Điểm di tích này ghi nhận sự hy sinh anh dũng để bảo vệ bí mật con đường vận tải trên biển của 14 cán bộ, chiến sĩ tàu C235, trong đó có thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh. Bia tưởng niệm còn ghi: Ngày 1.3.1968, tàu 235 của HQND Việt Nam làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, chi viện cho chiến trường khu 6.
Tàu không số huyền thoại giờ đang bị ăn mòn nghiêm trọng. |
Nơi đây, các chiến sĩ của ta đã anh dũng chiến đấu với 7 tàu chiến và 2 liên đoàn biệt động Mỹ, ngụy. Bằng ý chí sắt thép, lòng dũng cảm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tàu 235 vẫn thả hàng an toàn và kịp thời hủy tàu để kẻ thù không lần ra dấu vết. Toàn bộ 14 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Trong đó có thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh, sau này được Nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển, địa điểm này được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ngày 26.4.2014, Bộ VHTTDL đã có quyết định xếp hạng địa điểm lưu niệm sự kiện tàu C235 (đường Hồ Chí Minh trên biển) là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nguy cơ biến mất của hiện vật
Nguy cơ biến mất của Di tích tàu không số tại Khánh Hòa. |
Vấn đề này, bà Sen cho biết, do xã không có kinh phí nên lâu nay việc quản lý di tích lịch sử này chủ yếu do các đoàn thể và một số cá nhân tự nguyện đứng ra làm. “Để xứng tầm với di tích cấp quốc gia, chính quyền và người dân địa phương mong muốn các cấp lãnh đạo sớm xem xét, tiếp tục đầu tư nâng cấp di tích điểm lưu niệm tàu C235.
Bà Ngô Mỵ Châu, Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện Sở VHTTDL đang lên phương án và có tờ trình UBND tỉnh để làm dự án tôn tạo di tích tàu C235 ở Ninh Vân. Còn theo bà Phan Thanh Trúc, Phó giám đốc Sở VHTTDL Khánh Hòa, trước mắt Sở phải lên phương án tu bổ, tôn tạo, sau đó trình UBND tỉnh, bước cuối cùng phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ VHTTDL. “Khi Bộ đồng ý mới tiến hành xin kinh phí để tu bổ, tôn tạo được. Việc này mất rất nhiều thời gian, không thể làm ngay được”, bà Trúc nói.
Theo Báo Văn hóa
Xem thêm:
1. Lấy ý kiến về nghệ nhân... hời hợt cho xong!
2. Sáng, tối trong bức tranh Di sản Việt Nam 2014
3. Công viên đất nung lớn nhất Việt Nam - chuỗi kết nối di sản văn hóa nhân loại