Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô bị phạt 12 năm tù

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau 2 ngày xét xử, chiều 24/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử 10 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo Trường Đại học Đông Đô cấp bằng tiếng Anh giả hệ chính quy. Trong đó, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô là bị cáo Dương Văn Hòa bị Tòa tuyên phạt 12 năm tù về tội “Giả mạo trong công tác”.
Bị cáo Dương Văn Hòa, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô bị tuyên phạt 12 năm tù. - Ảnh: vov.vn
Bị cáo Dương Văn Hòa, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô bị tuyên phạt 12 năm tù. - Ảnh: vov.vn

Cùng tội danh, 2 bị cáo nguyên Phó Hiệu trưởng là Trần Kim Oanh bị phạt 10 năm tù, Lê Ngọc Hà bị phạt 9 năm tù. Bảy bị cáo còn lại bị phạt từ 12 tháng tù treo đến 6 năm tù về cùng tội “Giả mạo trong công tác”.

Ngoài án phạt tù, Tòa còn tuyên buộc 3 bị cáo trên bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, việc làm trong ngành giáo dục trong vòng từ 3-5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Hội đồng xét xử nhận định, quá trình đào tạo, Trường Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị và chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh.

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh các năm từ 2015-2017 và Đề án tuyển sinh năm 2017-2018, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt đăng trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, từ tháng 4/2017, Trần Khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô – hiện đang bỏ trốn) đã chỉ đạo Dương Văn Hòa, Trần Kim Oanh ký các thông báo tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy ngành ngôn ngữ Anh.

Bị can Trần Khắc Hùng trực tiếp chỉ đạo bị cáo Hòa ký ban hành Quy định mức thu học phí toàn khóa từ gần 30 - 35 triệu đồng/học viên; đồng thời ban hành chương trình đào tạo văn bằng 2 chính quy ngành ngôn ngữ tiếng Anh với số lượng 71 tín chỉ, thời gian 2 năm.

Quá trình tuyển sinh, đào tạo, thấy nhiều người có nhu cầu lấy bằng nhanh để hoàn thiện đầu vào, đầu ra nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, thi công chức, nâng ngạch, vì mục đích vụ lợi nên cuối năm 2017, đầu năm 2018, Trần Khắc Hùng tổ chức cuộc họp trong Trường để quán triệt chủ trương làm và cấp văn bằng này cho họ không qua tuyển sinh, đào tạo.

Cụ thể, Trần Khắc Hùng chỉ đạo cấp dưới tiếp nhận hồ sơ, làm giả các thủ tục, hợp thức các loại giấy tờ, bài thi, bảng điểm để cấp văn bằng 2 cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh hệ chính quy không đúng quy định, nhằm thu lợi bất chính.

Tòa cho rằng, chủ mưu trong vụ án là bị can Trần Khắc Hùng. Hành vi của 10 bị cáo trong vụ án này là đặc biệt nghiêm trọng, gây mất uy tín cơ quan, đơn vị giáo dục. Tuy nhiên, những bị cáo này đều không đóng vai trò chủ mưu, chỉ là đồng phạm giúp sức, các bị cáo đều hợp tác điều tra, giao nộp lại phần tài sản hưởng lợi bất chính.

Hội đồng xét xử xác định, bị cáo Hòa biết rõ việc cấp văn bằng 2 Tiếng Anh không qua tuyển sinh, đào tạo là vi phạm pháp luật nhưng từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019 vẫn ký để cấp 429 văn bằng cho học viên, không qua đào tạo. Hành vi của bị cáo Hòa là đặc biệt nghiêm trọng, vai trò đồng phạm tích cực với Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Khắc Hùng. Bị cáo Oanh, bị cáo Hà biết việc cấp văn bằng trên không đúng quy định pháp luật, song vẫn tham gia cấp văn bằng giả...

Về phần dân sự, Tòa tuyên buộc Trường Đại học Đông Đô phải nộp 7,1 tỷ đồng hưởng lợi bất chính, sung công quỹ Nhà nước.

Đối với 210 người được cấp bằng, giấy chứng nhận giả, cơ quan điều tra xác định 76 người đã sử dụng làm nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, kê hồ sơ công chức, viên chức, thi tuyển công chức, nâng ngạch và thăng hạng viên chức. Những người này đã tự nguyện giao nộp lại số văn bằng giả để nhà chức trách xử lý, tiêu hủy theo quy định pháp luật.

Cơ quan điều tra cũng kiến nghị cơ quan chủ quản xem xét, xử lý trách nhiệm của công chức, viên chức, đảng viên được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả; đồng thời kiến nghị các cơ sở đào tạo xem xét, hủy kết quả sử dụng văn bằng giả.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?