Hai cụ bà sống trong “quan tài”
Một cụ bà áng chừng 80 tuổi, cụ đã lẩm cẩm rồi và tai dường như không còn nghe được nữa. Muốn hỏi thăm cụ đôi điều, nhưng dường như chỉ là tôi đang độc thoại. Cụ nheo mắt nhìn nhìn, rồi lại quay trở vào, tôi đành để lại ít sữa và bánh làm quà rồi quay về phòng của mình.
Vừa giống nơi ở, vừa như nơi biệt giam... |
Về sau, tôi nghe chủ nhà kể rằng phòng đó có đến hai cụ bà, đêu ngoài 80 tuổi cả rồi. Trước đây, hai bà làm thuê cho chủ nhà này và ở lại đây, sau này hai bà cụ đều già và bệnh tật nên chủ nhà cho ở mà không lấy tiền.
Bà cụ bị lẩn và không nghe thấy tôi nói chuyện là người còn đi đứng được, còn một cụ bà khác đã mù cả hai mắt, chỉ nằm một chỗ. Mỗi ngày có con cái hai cụ đến đưa cơm nhưng sau khi đưa cơm sẽ rời đi ngay, không ở lại. Hỏi thêm, có vì lý do nào mà con cái không đưa các cụ về nhà chăm sóc không, bà chủ chỉ cười nhạt lắc đầu “Có thể do gia đình con cái các cụ cũng khó khăn nên ở chung bất tiện mà các cụ lại bệnh đau nằm một chỗ..”
Cuộc trò chuyện với bà chủ nhà có thể đã kết thúc ở đó mà không nặng lòng nếu bà chủ đừng hào sảng kể thêm “Chắc cũng có thể con cái họ không muốn vướng bận, đợi khi nào họ mất thì đến ang táng một lần là xong. Thôi, mình cho ở đây miễn phí được ngày nào hay ngày đó, không phải tôi ác ý đâu, nhưng chắc không còn lâu được nữa…”.
Nhà vệ sinh chung. |
Dệt ước mơ trong 4 bức tường
25 tuổi, Hương (quê ở Chợ Mới, An Giang) mới vừa ra trường đi làm công sở được vài năm nhưng vẫn chưa ổn định được cuộc sống, thu nhập còn chưa cao nên chị chọn nhà trọ này làm nơi tá túc. Hương cho biết “em thuê phòng này bởi vì có giá rẻ mà lại tiện là ở ngay khu trung tâm thành phố, lúc rỗi rảnh có thể đi dạo phố, đi chơi quanh những con đường, địa điểm đẹp, một phần cũng gần chỗ làm việc của mình”.
Cầu thang dẫn lên các lầu trong nhà trọ quan tài |
Cặm cụi giặt đồ ngoài ban công dưới vòi nước rỉ sét lúc chảy lúc ngưng, Hương còn vui vẻ chia sẻ thêm về những dự định. Với em, ở đây trước tiên là để tiết kiệm trong thời buổi khó khăn, vật giá leo thang. Lương công sở chỉ từ 6 triệu đến 7 triệu đồng một tháng. Nếu như chọn ở một phòng rộng hơn hay đầy đủ tiện nghi, nhà vệ sinh chung thì cũng mất ít nhất trên 3 triệu đồng/ tháng, đó là ở các quận xa, còn trung tâm thì thôi, không dưới 5 triệu đồng. Rồi tiền này tiền nọ các thứ… Thôi thì phải tằn tiện hết sức, biết đâu mai này đổi đời. Hương cười lạc quan.
Cũng nhờ Hương nói mới biết trên lầu 3 còn một em sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM, ban ngày đi học và đi làm thêm đến tối mới về phòng. Đi qua chiếc cầu thang trong cũ kĩ, bụi bám đầy hành lang và tiếng lộp cộp giày va vào mảnh sắt chúng tôi đến được lầu 3 nhưng các phòng trên đây đều đóng cửa im lìm. Người còn ngủ, người đã đi làm từ tinh mơ, những phòng trên đây có không gian rộng hơn phòng tôi đang thuê, và trông có vẻ chắc chắn hơn. Cũng không phân bì được, nghe bảo phòng này có giá trên 1 triệu, còn phòng chúng tôi thuê ở thì như đã nói đến, là ban công được ngăn lại nên có giá 800 ngàn đồng.
Nhà trọ xuống cấp |
Còn có một mức giá khác từ 900 ngàn đồng đến 1 triệu cho phòng trọ quan tài. Đó là phòng một chị gái sống khép kín đến nổi nghe bảo chị ở đây đã lâu nhưng không tiếp xúc, không trò chuyện với ai. Người ta nói chị đi rất sớm về rất muộn, người này đoán chị làm nghề này, người kia suy luận chị làm nghề nọ nhưng chị vẫn cứ lẳng lặng như chiếc bóng đi về, dường như chẳng quan tâm ai và lâu dần cũng không ai còn quan tâm đến chị. Cô em tôi vẫn cố gõ cửa làm quen, và nhận được cái đóng cửa mạnh “không tiếp chuyện người lạ!”. Biết làm sao được, bởi đằng sau mỗi cánh cửa khép lại luôn là một câu chuyện riêng.
Chợt nghĩ, đến hai cụ bà và nhớ lại lời bà chủ nhà kể, những ngày cuối đời những thân phận ấy đã làm quen với bốn mảnh tưởng bao bọc không có ánh sáng, không có gió trời, không biết nắng mưa… phải chăng cũng là một kiểu quan tài dành cho người sống, bởi cũng tối tăm, cũng âm u và lặng lẽ đến kinh người...
Bên trong cánh cổng, có những chiếc phòng "quan tài" cho người ta tá túc.. |
Những nhà trọ quan tài ở Châu Á
Ở Nhật bản, những căn nhà có tên "geki-sema"(nhà lồng/ nhà quan tài) thu hút người có thu nhập thấp, những người có đời sống không cố định, không nhà cửa chọn làm nơi náu thân với giá hơn 600 đô/ tháng.
Nhà quan tài ở Nhật Bản |
Tại HongKong cũng có khoảng 7% diện tích đất ở được quy hoạch để làm nhà ở, phần lớn là dành cho các gia đình giàu có. Sự thiếu hụt này đã dẫn đến việc những người trẻ tuổi, người già và các gia đình tầng lớp thấp phải sống trong điều kiện tồi tệ, nơi họ phải trả hàng trăm đô la mỗi tháng cho không gian chưa đến 10m2.
Nhà quan tài ở HongKong |
Tại Hàn Quốc, “Goshiwon” là kiểu nhà trọ tương tự trở thành nổi ám ảnh của những ai từng phải sống trong thời gian dài. Nhiều người sống ở đây chia sẻ rằng nó chẳng khác gì hộp diêm hay nhà tù biệt giam, họ không coi đây là một căn phòng trọ đúng nghĩa.
Nhà quan tài tại Hàn Quốc |
Theo thống kê, sau đại dịch COVID-19, rất nhiều công nhân, sinh viên, người lao động tạm cư trên khắp Châu Á chọn nhà trọ quan tài như một giải pháp cứu cánh vì bị đại dịch ảnh hưởng đến kinh tế.
*Tên nhân vật trong bài đã thay đổi.