Nhà trọ 'quan tài' TP.HCM - Bài 1: Có gì bên trong nhà trọ 'quan tài'?

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Tại những trung tâm đô thị lớn, bên cạnh cao ốc chọc trời, những căn hộ sang trọng thì vẫn còn lẩn khuất đâu đó những phòng trọ tạm bợ, bé tí và ẩm thấp cho những người nghèo mà người ta vẫn hay gọi chung là nhà trọ “quan tài”.

Với giá 800 nghìn đồng, người thuê sẽ được dọn vào ở bên trong căn phòng chưa đầy 7m vuông giữa trung tâm quận Nhất. Ảnh: Nguyễn Nhi.
Với giá 800 nghìn đồng, người thuê sẽ được dọn vào ở bên trong căn phòng chưa đầy 7m vuông giữa trung tâm quận Nhất. Ảnh: Nguyễn Nhi.

Sự chênh lệch giàu nghèo ở các trung tâm đô thị lớn bậc nhất của một đất nước là điều không tránh khỏi. Tùy quốc gia mà giá cả cũng như điều kiện sống lại khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung là không gian tù túng, chật chội, không được tiếp đón bạn bè… dễ khiến người sống bên trong rơi vào tình trạng trầm cảm. Hơn thế, đã chọn lựa sống ở nhà trọ quan tài đa phần mỗi khách trọ đều có đời sống khó khăn, một gia cảnh không tròn vẹn…

Và nhà trọ "quan tài" nơi chúng tôi vừa dọn đến ở tại trung tâm quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trải nghiệm khó quên về đời sống thực tại của bộ phận lao động nghèo khó trong xã hội.

Bài 1: Có gì bên trong nhà trọ "quan tài"?

Đến hẻm 591 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM, đi qua thêm vài ngõ ngách thì đến địa chỉ cần tìm như trên mạng giới thiệu “Phòng ngay trung tâm quận 1, giá rẻ, có cửa sổ, vệ sinh sạch sẽ…”

Đôi vợ chồng chủ nhà đều đã qua 70 tuổi, nhưng dáng người còn khoẻ mạnh, cử chỉ vẫn nhanh nhẹn. Bà chủ đưa tôi lên lầu 2 để xem và nhận phòng với giá thương lượng phòng ở dành cho 2 người là 800 ngàn đồng, bà chủ nhà còn đòi thêm tiền cọc 1 tháng. Nhưng nằn nì mãi, bà chủ chỉ lấy cọc thêm 200 ngàn. Vậy là với một triệu đồng, chúng tôi đến với nơi ở, đời sống của những phòng trọ bé tí như đang sống trong cỗ quan tài.

Bắt đầu từ một mảnh đời

Ở đây đi đứng tụi con nhớ khom lưng xuống, không thì bị đụng đầu.” Đó là lời nhắc nhở của “hàng xóm” mới của chúng tôi. Chú tên Hưng (56 tuổi), có thâm niên ở trong căn phòng chưa đầy 8 mét vuông này đã rất nhiều năm.

Trước đây chú vốn có nghề kinh doanh máy bơm nước và các thiết bị máy móc phát điện. Thế nhưng làm ăn thất bại, sự nghiệp không còn, nhà cửa cũng không, chú Hưng thuê căn phòng chật chội này với vô số đồ đạc dọn về chất đống, chỉ chừa khoảng nhỏ để nằm, ngồi, sinh hoạt.

“Năm nay chú làm ăn thất bại, mọi thứ đột nhiên như từ trên trời rơi xuống, vỡ nợ, phá sản nên mới thuê đây để ở. Hồi đó cũng mua bán đi tứ xứ như Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau,… bây giờ thì làm thợ đụng, ai thuê gì đụng đâu làm đó. Chú ở đây một mình cũng lâu rồi.”

Cũng bởi cuộc sống mưu sinh gồng gánh cả gia đình, khi thất bại lại cô độc lủi thủi một mình ở chốn chật chội ít mấy người tưởng tượng được nên khi nói đến quê nhà, người đàn ông ấy bắt đầu khựng giọng lại, cùng với vẻ mặt buồn rầu: “Quê chú ở đây chứ có đâu xa, vì xảy ra quá nhiều biến cố nên mới tìm đến nhà trọ nhỏ này.” Nói đến vợ con, anh em và họ hàng. Chú không nói nữa, khoả lấp bằng một bịch trái cây, nghe chú bảo của một người nào đó cho. Có lúc chuyện trò, có nghe chú nhắc về hai cô con gái, con gái lớn ngoài 30, con gái nhỏ cũng độ tuổi phổ thông trung học. Chú thở dài, rồi từ đó câu chuyện cứ né đi những đoạn nhắc đến gia đình.

Nhà trọ 'quan tài' TP.HCM - Bài 1: Có gì bên trong nhà trọ 'quan tài'? ảnh 1

...Vỡ nợ, phá sản, chú Hưng (56 tuổi) tay trắng đến với nhà trọ "quan tài". Ảnh: Kiều Trang

Chú Hưng cho biết, ở đây toàn là phòng nhỏ, trên lầu cũng vậy, có thoáng hơn một chút và giá cũng cao hơn một chút. Người ta lựa chọn ở nơi này cũng bởi ngay giữa trung tâm quận 1, nhưng giá thuê rẻ. Những người có thu nhập thấp, không yêu cầu mấy trong việc ăn ở ngủ nghỉ thì có thể chọn ở để tiết kiệm, gần chỗ làm hoặc những người chọn ở tạm trong lúc khó khăn.

Ăn uống, ngủ nghỉ cùng một chỗ

Nghe lời căn dặn của chú Hưng, hai chị em tôi lom khom đi vào “nhà mới”. Leo lên một bậc cao rồi lại khom người mở cửa. Từ đó mở ra một thế giới mới, đúng cái gọi là phòng trọ quan tài hay phòng trọ hộp diêm… hoàn toàn không giống lời quảng cáo cho thuê trên mạng.

Nhà trọ 'quan tài' TP.HCM - Bài 1: Có gì bên trong nhà trọ 'quan tài'? ảnh 2

Đồng hồ tính điện các phòng được treo bên ngoài.

Mặt cửa và một bên vách chắn bằng ván ép, những tấm ván ép loại rẻ tiền mỏng tang và cũ kỹ, không rõ đã chứng kiến bao nhiêu đời khách trọ đến đến đi đi, chỉ thấy nó dầy lên chi chít những vết bẩn, có cả mùi ẩm mốc từ hai vách tường quét sơn bong tróc, rụng rơi loang lỗ những mảng sơn thấm nước đậm mùi ẩm thấp.

Căn phòng rộng hơn 7m2 một chút, nhưng chiều cao lại chưa đến 1m5, khi ở trong phòng không nhớ, chúng tôi liên tục bị đụng đầu lên trần. Ban đầu còn nghĩ ngợi “sao người ta lại ở được hay vậy?” Nhưng qua ngày thứ hai, thứ ba, mọi thứ có vẻ ổn hơn, cổ bắt đầu thụng lại, lưng tư động khom xuống. Hai chị em đùa nhau “có khi nào bị gù không?”. Đùa nhau một chút cho không khí vui vẻ, chứ những hoàn cành phải chọn sống trong căn phòng thế này thì còn đâu tâm trí và thời gian quan tâm đến ngoại hình hay sức khoẻ.

Nhà trọ 'quan tài' TP.HCM - Bài 1: Có gì bên trong nhà trọ 'quan tài'? ảnh 3

Phải khom lưng hết sức mới đi vào được, rồi phải khom lưng mới mở được cửa ra vào nhà trọ...

Về sau tôi quan sát kỹ, hoá ra căn phòng tôi ở trước đây là ban công nhưng chủ nhà ngăn lại nên được 2 phòng ở phía này.

Cũng bởi vì không gian hạn hẹp đến vậy, nên ai đến đây thuê trọ đều được chủ nhà nhắc có thể mang bếp từ vào trong phòng nấu ăn, tuyệt đối không dùng bếp điện vì sợ cháy nổ. Ai sắp xếp khéo thế nào cũng không thể có được một chút không gian thoáng. Phòng nào cũng những chai nước uống đặt cạnh những gói mì tôm, áo quần máng lên tường bằng vài con ốc hoặc sợi dây giăng ngang loằn ngoằn xuống tận chỗ ngủ. Một chiếc chiếu nhỏ trải tận trong góc và vô số thứ lỉnh kỉnh khác như ba lô, va li, túi xách, những túi nilon, những thùng xốp… Có lẽ ai đó dọn từ một nơi khác đến khang trang hơn nên còn nhiều đồ đạc chưa biết sắp xếp vào đâu, cũng có lẽ ai đó vừa từ một vùng quê nào đó đến, gói ghém quá nhiều hành trang nhưng không lường trước về chốn ở nơi đây.

Nhà trọ 'quan tài' TP.HCM - Bài 1: Có gì bên trong nhà trọ 'quan tài'? ảnh 4

Về sau tôi quan sát kỹ, hoá ra căn phòng tôi ở trước đây là ban công nhưng chủ nhà ngăn lại nên được 2 phòng ở phía này.

Khu trọ có một nhà vệ sinh ở tầng dưới và thêm một nhà vệ sinh ở tầng trên để dùng chung cho tất cả 6-7 phòng trọ. Gần 10 người đi ra đi vào thay phiên nhau nên nền nhà lúc nào cũng ướt và bẩn. Những vòi nước rỉ sét khi chảy phát ra những thanh âm kỳ lạ. Và mặc dầu có dòng chữ viết bằng mựt bút lông trên tường dặn dò mọi người ý thức giữ vệ sinh chung, nhưng có lẽ dòng chữ này hoàn toàn vô tác dụng với những hối hả sinh hoạt, với những thứ lo toan còn nhiều hơn chuyện phải giữ vệ sinh.

Nhà trọ 'quan tài' TP.HCM - Bài 1: Có gì bên trong nhà trọ 'quan tài'? ảnh 5

Nơi lấy nước sinh hoạt

Khi đêm xuống, mặc cho đang tháng 12 tiết trời cuối năm lành lạnh, mặc cho những bài hát đêm đông, giáng sinh phố xá vọng về, căn phòng trở nên ngột ngạt và nóng bức dữ dội.

Một cây quạt gió chúng tôi sắm sửa không thấm vào đâu, mặc dù trên đầu đã có một ô cửa sổ. Phần thì mùi ẩm thấp, phần thì mùi sơn mốc lại thêm ngày đầu dọn tới chưa có thời gian vệ sinh nên căn phòng còn có thêm mùi phóng uế của nào chuột, nào dán và cả tiếng kêu vo ve của muỗi. Đêm tĩnh lặng còn nghe tiếng lích chích của vài đôi côn trùng...

Đêm đầu tiên quá nhiều trải nghiệm lạ lẫm, chúng tôi không dám tắt điện, phần thì lạ chỗ, phần thì chốt khoá bên trong quá mong manh, đành nằm yên mở mắt nhìn thằn lằn đớp muỗi tới sáng...

Tại trung tâm quận Nhất, TP.HCM không chỉ có con hẻm 591 Trần Hưng Đạo mà nhiều hẻm khác, cả những con đường khác lân cận đều có mô hình cho thuê nhà trọ quan tài.

Đa phần, khi nhìn tổng quan bên ngoài thì rất tươm tất, bởi đó thường là một căn nhà lớn. Nhưng vào bên trong thì những căn phòng, nhà kho, ban công, thậm chí là một nhà vệ sinh hết sử dụng được đập đi lát xi măng lại và dùng ván ép ngăn ra để tạo thành một phòng. Phòng rộng có diện tích khoảng 8m vuông, phòng nhỏ thì từ 3m-5m vuông. Tuỳ theo diện tích mà chủ nhà thu tiền giao động từ 700 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng cho mỗi phòng.

Dường như tất cả các nhà trọ quan tài đều chỉ có vách ngăn, sàn nhà và trần nhà như một chiếc hộp. Nhà vệ sinh dùng chung, ổ khoá tự mua sắm, tất cả vật dụng đều không có. Khách thuê chỉ cần đóng tiền trước, muốn dọn đi lúc nào thì dọn, không dọn đi đến tháng lại đóng tiền…

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Bài 2: Những người sống trong “quan tài”.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.