Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, GS. Trần Đức Viên, cho biết cần thay đổi cách đặt "đề bài" cho các nhà khoa học.
Theo ông, không nên để các nhà khoa học cứ tự đề xuất nhiệm vụ rồi tự thực hiện nhiệm vụ.
Nghiên cứu khoa học ứng dụng cần bắt nguồn nhiều từ thực tiễn, chứ không phải từ các bài toán mà nhà khoa học tự nghĩ ra |
Mà ngược lại, các cơ quan chủ quản cần ra đề bài, rồi công bố và tổ chức "đấu thầu" công khai xem tổ chức, cá nhân nào có đủ năng lực thực hiện.
GS. Trần Đắc Viên ví dụ, cơ quản chủ quản có thể ra đề bài: Nghiên cứu sản xuất giống cây nào đó vẫn đảm bảo năng suất như cũ nhưng tăng khả năng chịu mặn...
Ý kiến này của GS. Trần Đắc Viên nhận được sự đồng tình của PGS.TS. Lê Huy Hàm (Viện trưởng viện Di truyền Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), bà Kim Hạnh (Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp)...
PGS. Lê Huy Hàm còn cho biết, hiện nay, Việt Nam có quá nhiều viện nghiên cứu (trên 1000 viện) khiến ngân sách KH&CN bị phân tán.
"Giống như phải có 10 cân củi mới đun được 1 ấm nước thì chúng ta lại chia ra 10 ấm nước, mỗi ấm nước dùng 1 cân củi để đun. Thế nên kết quả là vừa tốn củi, lại vừa không có nước sôi để uống" - Viện trưởng Di truyền Nông nghiệp phân tích.
Ông mong muốn, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho KH&CN nhưng cũng cần sắp xếp lại hệ thống các viện nghiên cứu cho hiệu quả.
Ông lấy ví dụ, ở Việt Nam có quá nhiều đơn vị nghiên cứu giống lúa (hiện nay có 2000 giống lúa mới) nhưng khi cây trồng miền Nam bị nhiễm virus thì không có ai là chuyên gia lĩnh vực này.
Bởi vậy, cần giảm số lượng các viện nghiên cứu công lập.
Xem thêm:
1. Làm gì để các nhà khoa học bớt "tự sướng"?
2. Danh sách nhà giáo được phong GS, PGS năm 2014