Những điều có thể bạn chưa biết về món ăn đắt nhất thế giới

Khởi nguồn từ món ăn đơn giản của người nghèo nhưng giờ đây, sushi lại trở thành món ăn cầu kì, độc đáo và là một trong những món ăn có giá đắt nhất thế giới.
Những điều có thể bạn chưa biết về món ăn đắt nhất thế giới

Bốn bề giáp biển nên nước Nhật nhiều cá hơn rau. Khi người Đông Nam Á bắt đầu biết cách dự trữ rau bằng phương pháp muối dưa chua thì người Nhật muối cá, rồi gói cá bằng cơm gạo dấm (là hỗn hợp trộn giữa gạo, muối, đường, dấm có vị chua ngọt). Chính với phương pháp này, 1.300 năm trước người Nhật đã cho ra đời món Nare- Sushi đầu tiên. Bây giờ thì họ hàng nhà Sushi đã có đến cả trăm loại.

Những điều có thể bạn chưa biết về món ăn đắt nhất thế giới - anh 1

Sushi cá ngừ (thường được biết tới với tên gọi Kuro maguro) được xem là một trong những món đắt đỏ nhất, với mức giá tại các cửa hàng bình dân thường không dưới 1 USD, và có thể lên đến 65 USD nếu được làm từ những con cá ngừ đặc biệt.

Trên thực tế, giá cá ngừ tại Nhật không phải lúc nào cũng đắt đỏ. The Independent cho biết, có một thời gian dài, ngay cả ở Nhật, cá ngừ vây xanh được xem là loại thịt thấp cấp, phế phẩm, vì chúng có vị nhạt nhẽo. Thậm chí, loài cá này còn bị loại ra khỏi danh sách những thức ăn dành cho người, và chỉ được dùng để làm thức ăn cho mèo. Mọi chuyện đổi khác vào thập niên 1980, khi cá ngừ vây xanh dần được dùng làm nguyên liệu cho món sushi, và giá trị của món cá tầm thường này đã bước sang một trang mới.

The Independent dẫn chứng, mỗi năm, người Nhật tiêu thụ khoảng 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới, và 80% lượng cá ngừ đánh bắt từ Địa Trung Hải sẽ kết thúc số phận của chúng trên bàn ăn của người Nhật.

Những điều có thể bạn chưa biết về món ăn đắt nhất thế giới - anh 2

Một điều đặc biệt làm nên mức giá đắt đỏ của những lát sushi cá ngừ tại Nhật là quy trình đánh bắt, bảo quản thịt cá cực kỳ khắt khe. Theo đó, những con cá phải được câu từ từ từng con một, nhưng giết một cách nhanh chóng, để cá không vùng vẫy hay mất máu. Thông thường, ngư dân sẽ dùng một con dao nhọn để chọc thẳng vào não cá, sau đó mổ lấy nội tạng, ngâm nước đá nửa tiếng rồi bảo quản trong hầm đá không quá 10 ngày trước khi đem đi bán.

Cá ngừ có 3 phần làm sushi ngon nhất là phần otoro nhiều mỡ ngon nhất chỉ có ở bụng, sau đó là phần mỡ vừa chutoro và phần không mỡ akami nằm ở phía trên. Riêng loại Akami cũng có 3 loại: loại ngon nhất ở giữa, loại gần đầu cá có chất lượng vừa, loại gần đuôi là rẻ nhất.

Những điều có thể bạn chưa biết về món ăn đắt nhất thế giới - anh 3
Với phần otoro, người ta sẽ cắt dọc và thấy rõ thịt ửng hồng và các thớ cá. Nếu cắt ngang phần này thì sẽ thấy các vằn mỡ hấp dẫn nhìn rất giống thịt bò của Nhật. Điều thú vị là cá ngừ còn được gọi là thịt bò của biển.
Nếu như phần otoro có màu ửng hồng, thì phần chutoro có màu đậm hơn một chút còn phần akami có màu đỏ ửng và bóng như ngọc ruby.

Để làm được món sushi đúng "chuẩn", người ta dùng nồi kama truyền thống để nấu cơm. Nồi Kama bằng sắt, nấu bằng gas hoặc cồn và đòi hỏi người nấu phải biết canh lửa, xới gạo tùy theo giống gạo họ có.

Những điều có thể bạn chưa biết về món ăn đắt nhất thế giới - anh 4

Sau khi cơm được nấu chín, người ra quạt cơm cho đỡ nóng rồi cho thêm dấm, đường, muối vào. Tiếp đó, để giữ ấm cơm người Nhật thường bỏ cơm vào thùng gỗ, sau đó bỏ tiếp thùng gỗ vào rổ mây. Khi ăn, người ta múc một năm cơm cho vào tay nắm một nắm vừa miệng rồi đặt miếng cá ngừ đã được lạng mỏng lên trên. Miếng sushi khi ăn vẫn phải có nhiệt độ ấm của cơ thể như vậy mới nếm hết được vị ngon của gạo và các thứ đi kèm.

Món sushi khi thưởng thức được chấm với hỗn hợp nước xì dầu cho thêm ít nước, đường, gừng muối ngâm dấm đỏ.

Điều đáng chú ý nữa là tiệm sushi "xịn" sẽ không dọn wasabi và nước tương cho bạn chấm, đầu bếp sẽ tự bỏ wasabi vào miếng cơm và phết nước tương cho bạn, vì họ là dân chuyên nghiệp, họ biết loại cá đó phải có bao nhiêu wasabi, bao nhiêu nước tương là vừa; chứ để người ăn (không biết gì) tự chấm sushi vào nước tương thì sẽ không cảm nhận được đúng và đầy đủ vị ngon của món ăn.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.