Dòng người tị nạn Myanmar đổ về Thái Lan và Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar đã buộc hàng nghìn người tị nạn tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ở Ấn Độ và Thái Lan.
Một số người Karen đã vượt qua biên giới Thái Lan - Myanmar ở tỉnh Mae Hong Son. Ảnh: Royal Thai Army Handout
Một số người Karen đã vượt qua biên giới Thái Lan - Myanmar ở tỉnh Mae Hong Son. Ảnh: Royal Thai Army Handout

Các nhà chức trách ở cả Ấn Độ và Thái Lan đã cố gắng chặn những dòng người đổ xô về vùng biên giới giáp Myanmar, cũng như bày tỏ lo ngại rằng tình hình sẽ sớm trở nên tồn tệ hơn.

Tuần trước, Thái Lan được cho là đã cố gắng đẩy hàng nghìn người quay trở lại Myanmar, sau khi quân đội Myanmar tiến hành không kích vào các ngôi làng do lực lượng phiến quân người Karen nắm quyền kiểm soát.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha thừa nhận nước này đang chuẩn bị cho việc đón nhiều người tị nạn hơn.

“Chúng tôi không muốn một làn sóng di cư ồ ạt vào lãnh thổ của mình, nhưng chúng tôi cũng sẽ xem xét vấn đề này. Chúng tôi đã chuẩn bị một số địa điểm, nhưng chúng tôi không muốn nói về việc chuẩn bị các trung tâm tị nạn vào lúc này. Chúng tôi sẽ không đi xa như vậy”, Thủ tướng Thái Lan khẳng định.

Mới đây, bang Manipur của đã bác bỏ lệnh "từ chối một cách lịch sự” với bất kỳ người tị nạn Myanmar nào cố gắng vượt biên.

Một đợt bùng phát dịch COVID-19 ở thành phố biên giới Thụy Lệ của Trung Quốc, nơi các nhà chức trách cho biết mầm bệnh xuất phát từ dòng người tị nạn Myanmar, là một lời nhắc nhở khác về nguy cơ của việc di chuyển xuyên biên giới trong thời đại đại dịch.

Cơ quan về người tị nạn của Liên Hợp Quốc đã nêu bật “lịch sử hàng thập kỷ” của các nước láng giềng Myanmar trong việc bảo vệ người tị nạn và đưa ra cảnh báo rõ ràng rằng việc chặn những người xin tị nạn là bất hợp pháp theo luật quốc tế.

Gillian Triggs, trợ lý Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, cho biết: "Khi tình hình ở Myanmar ngày càng xấu đi, chúng tôi kêu gọi các quốc gia tiếp tục truyền thống nhân đạo bảo vệ mạng sống của tất cả những người buộc phải chạy trốn”.

Ở bang Mizoram của Ấn Độ, các chính trị gia và cư dân địa phương đã mở rộng vòng tay chào đón hơn 1.000 người đã đi bộ xuyên rừng từ Myanmar và lội qua các con sông để tìm kiếm nơi trú ẩn.

Có sự đồng cảm rất lớn đối với những người tị nạn Myanmar tại bang Mizoram. Hầu hết những người tị nạn thuộc cùng một nhóm sắc tộc với cư dân địa phương, được gọi là Chin ở Myanmar và Mizos ở Ấn Độ.

Các quan chức Mizos cho biết, một số lượng lớn người tị nạn là cảnh sát, những người đã bỏ trốn sau khi không chấp hành mệnh lệnh đàn áp người biểu tình.

Ít nhất 550 người Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Myanmar kể từ khi quân đội tiến hành đảo chính hồi tháng 2.

Bất chấp chiến dịch đàn áp, những người biểu tình vẫn tiếp tục đổ ra đường phố, yêu cầu quân đội tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử dân chủ được tổ chức vào cuối năm ngoái.

Ít nhất ba nhóm vũ trang dân tộc thiểu số của Myanmar đã thề sẽ tham gia một "cuộc cách mạng mùa xuân" nếu cuộc đàn áp của quân đội vẫn tiếp tục.

Theo The Guardian
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).