Cảnh sát Myanmar xin tị nạn ở Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một quan chức cảnh sát Ấn Độ hôm thứ Năm cho biết ít nhất 19 cảnh sát Myanmar đã đào tẩu sang quốc gia láng giềng này nhằm chống lại lệnh điều động của chính quyền do quân đội kiểm soát.
Cảnh sát Myanmar xin tị nạn ở Ấn Độ

Đã có 19 viên cảnh sát vượt qua Champhai và Serchhip, hai huyện ở phía đông bắc bang Mizoram (Ấn Độ) có chung đường biên giới với Myanmar.

Quan chức này cho biết tất cả những người tị nạn đều là sĩ quan cấp thấp và không có vũ khí. “Chúng tôi cho rằng sẽ còn nhiều người chạy trốn tới đây", nguồn tin cho biết.

Nhiều bài đăng trên mạng xã hội cho thấy không ít cảnh sát Myanmar cũng tham gia phong trào biểu tình chống chính quyền quân sự, nhưng trước đó chưa từng có trường hợp nào đào tẩu sang nước ngoài.

Những người bỏ trốn sang Ấn Độ cho biết họ lo sợ bị đàn áp vì không tuân lệnh cấp trên và hiện đang bị các nhà chức trách Ấn Độ tạm giữ.

“Những gì tôi biết đó là là họ nhận được chỉ thị từ các nhà cầm quyền quân sự mà họ không thể tuân theo, vì vậy họ đã bỏ chạy", ông Stephen Lalrinawma - cảnh sát trưởng huyện Serchhip, cho biết.

Ấn Độ có chung đường biên giới trên bộ dài 1.600 km với Myanmar, đây cũng đã là nơi sinh sống của hàng nghìn người tị nạn từ Myanmar, bao gồm cả người dân tộc Chin và người Rohingya, những người đã chạy trốn khỏi quốc gia Đông Nam Á trong các đợt bạo động trước đó.

Một lãnh đạo cộng đồng Chin ở New Delhi cho biết cảnh sát Myanmar hiếm khi trốn sang Ấn Độ.

James Fanai, chủ tịch Ủy ban Người tị nạn Chin có trụ sở tại Ấn Độ cho biết: “Đây là một điều gì đó bất thường. Bởi vì trong quá khứ, cảnh sát và quân đội chỉ làm theo mệnh lệnh".

Hội đồng quân sự cầm quyền của Myanmar đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cảnh sát và binh lính làm nhiệm vụ của họ.

Myanmar đã trải qua một tháng đầy biến động kể từ khi giới quân phiệt quyết định lật đổ chính quyền dân sự để lên cầm quyền, kể từ đó phong trào biểu tình đã nổ ra trên cả nước, khiến ít nhất 50 người đã thiệt mạng.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).