Những thứ để dành của người nông dân

Người tiêu dùng và người sản xuất thực phẩm chân chính bị bỏ rơi. Tất cả đều bị bỏ rơi trong mớ thông tin rối như bòng bong và không hề khoanh vùng khu biệt mà truyền thông đang cố tình tạo nên.
Những thứ để dành của người nông dân

Có rất nhiều thứ được để lại trong khu vườn, nông trang hay cái rẫy của người nông dân. Điều đó không có nghĩa là những thứ bán đi chứa đầy hóa chất như định kiến mà mọi người gán ghép.

Năm xưa trong khu vực vườn áng hơn 2 ha với hàng trăm gốc sầu riêng, tôi có thể nói chính xác cây sầu riêng nào hạt lép, cây sầu riêng nào dễ khui, cây sầu riêng nào có vị ngọt đắng, cây sầu riêng nào có múi vàng ươm. Cũng như, trong hàng trăm gốc chôm chôm, tôi biết cây chôm chôm nào cho trái sớm bóc vỏ, cây nào cho trái muộn không tróc…

Những thứ để dành của người nông dân ảnh 1

Ảnh minh họa.

Cái này chả có gì là lạ lùng cả, đơn giản là bởi sớm mở mắt chăm cây, chiều tối nhìn thấy cây, lâu dần mà biết đặc tính của từng cây.

Sầu riêng hay chôm chôm trồng, dĩ nhiên để bán. Vì đó là tất cả những gì thu thập của cả gia đình tôi. Có cây sầu riêng mé sau nhà, không để bán. Có cây chôm chôm cạnh bờ suối, không để bán. Đó là hai cây ngon nhất vườn, ba má tôi để biếu người thân hay để trong nhà ăn.

Không chỉ gia đình tôi, hầu như tất cả các hộ làm vườn ở khu vực tôi sinh sống đều như vậy. Đó là một thứ của để dành mà người nông dân tự hào rằng mình đang sở hữu.

Bây giờ với định kiến của những cư dân thành thị hay cư dân cấp tiến, những cá nhân đang tiêu thụ nông sản, trái cây họ sẽ nghi hoặc, vì sao nông dân lại giữ phần trái cây đó cho gia đình mình. Họ sẽ hồ nghi theo nguyên tăc, “rau hai luống”.

Thú thật là tôi không biết nhà báo nào đã vĩ đại sinh ra câu chuyện rau hai luống, luống để bán và luống để ăn.

Tôi không tài nào có thể hiểu được vì sao lại có câu chuyện tựa tựa như giai thoại đến như vậy.

Lẽ ngẫu nhiên nhất với một đứa con nông dân như tôi, tôi tin rằng bất cứ một hộ nông dân nào đều đã khách phần thu hoạch tốt nhất trên mảnh vườn của mình, có vậy thôi. Hoặc hộ nông dân sẽ sử dụng phần đó cho bữa ăn, nhu cầu của gia đình mình.

Chắc là cũng có chuyện nhịn miệng để đưa hàng hóa ngon lành nhất cho thương lái nhưng câu chuyện ấy hiếm thôi. Vì chẳng đáng là bao cho mấy miệng ăn.

Trong cuộc tẩy chay thực phẩm bẩn rầm rộ như hiện tại, một cuộc tẩy chay rất đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất là người ta vẫn chưa xác định được mọi thứ nên bắt nguồn từ đâu để xác thực và có hiệu quả nhất.

Đám đông nhận biết thực phẩm bẩn ở đâu? Chẳng từ đâu hết ngoài trừ luồng thông tin từ truyền thông. Cả một tập đoàn truyền thông hùng hậu từ báo hình cho đến báo in, rồi báo mạng, lẫn báo tiếng ra rả hàng ngày về trái cây ngâm hóa chất, thịt lợn tiêm thuốc an thần, hải sản pha dung dịch không rõ nguồn gốc.

Cơn lên đồng tập thể ấy khiến đám đông hoang mang và bắt đầu cất tiếng phụ họa. Tự nói không với thực phẩm bẩn, rồi con đường từ bữa ăn đến nghĩa địa, một dân tộc đầu độc lẫn nhau… Họ phản ứng, họ giận giữ, họ miệt thị những người mà họ cho rằng đang đầu độc họ ngay trên mâm cơm mỗi ngày. Tất nhiên, đó là những người tạo ra lương thực, đó là nông dân.

Họ bảo, cà phê gây ung thư, trái cây gây ung thư, thịt gây ung thư, hải sản gây ung thư… Tất tần tật những thứ liên quan nằm trong chuỗi nhai cơ học và nuốt duy trì sự sống đều có thể gây ung thư. Bóng ma ung thư thể hiện trong từng câu chuyện, trong mỗi nếp nghĩ.

Truyền thông biến thực phẩm thành con ngáo ộp với lưỡi mác ung thư luôn chủ động kề vào cổ người tiêu dùng, bất cứ lúc nào nó muốn. Không chỉ vậy, một vài lãnh đạo liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trước những nguy cơ bệnh dịch từ thực phẩm cũng hào hứng xung phong vào cuộc chiến thực phẩm bẩn. Họ cuống cuồng, họ nhiệt thành, họ lên án như chính họ là nạn nhân vậy, chứ không phải với tư cách có trách nhiệm phải ngăn chặn. Thuế của dân trả cho họ là làm việc đó chứ không phải là vỗ tay thành tiếng kì thị thực phẩm.

Những thứ để dành của người nông dân ảnh 2

Một luống rau không thể bẩn nếu nhân viên bảo vệ thực vật giám sát khi còn trên luống cho đến lúc được biến thành lợi phẩm.

Một nguồn thực phẩm sạch là nguồn thực phẩm được quản lý kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu vào. Đó là quá trình nuôi trồng sạch, đó là quá trình bảo quản vận chuyển sạch, đó là quá trình tạo ra một sản phẩm thực phẩm sạch.

Đây là những điều khoản quy định không hề mới mẻ, chúng ta đều đã luật hóa. Thế nhưng đáng tiếc, năm qua tháng lại ngày nối ngày, những quy định này không được các cơ quan có nhiệm vụ thực thi giám sát nghiêm túc.

Một con lợn chắc chắn không thể "bẩn" nếu cán bộ thú y quản lý ngay từ khi còn nuôi trong chuồng trại cho đến lúc giết thịt và được bầy bán trên thị trường.

Một luống rau không thể bẩn nếu nhân viên bảo vệ thực vật giám sát khi còn trên luống cho đến lúc được biến thành lợi phẩm.

Nghĩa là công tác quản lý hoàn toàn bị buông lỏng, nếu không muốn nói là gần như không có. Thi thoảng, một vài đoàn thanh kiểm tra tiền hô hậu úng với báo giới đến kiểm tra chớp nhoáng đâu đó và loan tin.

Công tác giám sát các nguồn thuốc tăng trưởng kích thích thực vật thật sự đang có vấn đề, đang rất đáng báo động. Bên cạnh đó, tình trạng báo động không kém chính là việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho người nuôi trồng lại không được quan tâm đúng mức.

Nhà quản lý phó mặc chuyện này cho sự thương lượng giữa người nuôi trồng và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Nói cách khác, nhà quản lý rất vô trách nhiệm trong câu chuyện làm thế nào để tiêu diệt (hay hạn chế) thực phẩm bẩn mà không tạo ra định kiến, thu hẹp thị trường cho thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng.

Người tiêu dùng bị bỏ rơi, người sản xuất thực phẩm chân chính bị bỏ rơi. Tất cả đều bị bỏ rơi trong mớ thông tin rối như bòng bong và không hề khoanh vùng khu biệt mà truyền thông đang cố tình tạo nên.

Và cứ như vậy kéo dài, họ nghi ngờ về những sản phẩm nông sản để dành của người nông dân.

Ngô Nguyệt Hữu

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?