Nơi có tên gọi độc nhất Việt Nam, chủ tịch xã có con dâu tuổi 13

Từ bỏ cuộc sống hang đá, người dân nơi đây mang theo nhiều phong tục tập quán độc đáo, như trai gái cưới nhau từ thuở 13 tuổi; hay đàn bà nhậu, đàn ông phải phục vụ; thích đẻ con gái hơn con trai…
Nơi có tên gọi độc nhất Việt Nam, chủ tịch xã có con dâu tuổi 13

Vui vẻ nhận phạt “tảo hôn”

Trên danh mục thống kê Nhà nước Việt Nam, người A Rem được xem như là nhóm địa phương của người Chứt, nói ngôn ngữ Việt – Mường (bao gồm như Sách, Mày, Mã Liềng, Rục, A Rem). Nhóm người này sống tập trung ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), trong một bản duy nhất có tên gọi là 39.

Nơi có tên gọi độc nhất Việt Nam, chủ tịch xã có con dâu tuổi 13 ảnh 1

Cô bé Y Rai mới 16 tuổi đã có con bồng, con bế. Ảnh: T.M

Trên con đường bê tông trải từ đầu làng đến cuối xã Tân Trạch, người viết khá ngạc nhiên khi bắt gặp rất nhiền nam nữ khuôn mặt đang “búng ra sữa” nhưng đã có con bồng con bế bên hông.

Bí thư xã Nguyễn Trí Sỹ, người “hướng dẫn viên” của tôi cho biết, trai gái ở đây thực ra tuổi đời còn khá trẻ, vì lập gia đình sớm nên giờ đều đã có con. Khi buột miệng hỏi độ tuổi kết hôn của “nam thanh nữ tú” A Rem, tôi khá giật mình: 13 tuổi.

Chỉ tay về cô gái có khuôn mặt khá bầu bĩnh đang bế một đứa bé độ chừng hơn 1 tuổi, ông Sỹ bảo: “Nó là Y Nê, năm nay mới 15 tuổi, lấy chồng từ khi mới qua 13 tuổi một chút”. Không biết “bà mẹ trẻ” ấy có hiểu gì không, nhưng cô bất chợt nhoẻn cười bẽn lẽn.

Bí thư Sỹ nhìn sang cậu thanh niên đang ngồi sửa lại tấm vải địu con trong hội trường UBND xã, ông cho biết đó là Đinh C’Rai, sắp tròn 17 tuổi, cũng lấy vợ từ năm 13. Bình thường không lên rẫy, thì “người cha” này ở nhà địu con lòng vòng khắp thôn bản.

Thấy mấy cậu bé choai choai, người nhỏ thó đi qua, ông Sỹ nói câu gì đó bằng tiếng A Rem với một thanh niên, rồi quay sang phiên dịch cho tôi, đại loại là ông hỏi cậu bé có tên Đinh Trặp, 13 tuổi, “mặt búng ra sữa” kia là tối có đi tán gái không? Thì được cậu chàng trả lời lại là có. “Nhìn vậy thôi chứ đều có người yêu cả rồi đó cô ơi”, Bí thư xã Tân Trạch tếu táo.

Hoàng hôn buông khá nhanh, khiến chúng tôi không kịp trở ra thành phố Đồng Hới như dự định nên đành ghé lại Tân Trạch một đêm. Nhân tiện, tôi cũng muốn được bám theo chân Định Trặp, để xem trai gái nơi đây thể hiện tình yêu với nhau như thế nào.

Theo chân trai bản đi tán gái

Ánh trăng thượng tuần ở nơi miền sơn cước thăm thẳm này đã mọc lên đầu non. Trên đường đi “cưa gái”, Đinh Trặp kể: “Tuổi của bọn cháu bây giờ ít ngủ ở nhà với mẹ lắm, chủ yếu là đi ngủ bọn ở nhà bà Y Chu”.

Đang hào hứng, Trặp khoe luôn chuyện bố mẹ chuẩn bị bán trâu đi để “bỏ của” cho mình với bạn gái. Đám bạn của cậu đã lấy vợ gần hết rồi. Thấy mặt tôi nghệt ra vì ngạc nhiên, Bí thư Sỹ đi cạnh bèn gật đầu xác nhận.

Bản A Rem chưa có điện, nên thanh niên A Rem rất thích những đêm trăng sáng. Khi ánh trăng đã lấp ló gần cây sào, trai gái cả bản bắt đầu đổ về nhà bà Y Chu. Bởi từ lâu, căn nhà này được ví như “công viên” dành cho các đôi trai gái đến tìm hiểu.

Người đàn bà đang vùi ngô nướng trong đống tro than củi kể cho chúng tôi nghe: “Thực ra tục này đã có từ lâu đời rồi, khi tôi sinh ra đã được nghe kể về nó. Đối với dân tộc A Rem, trai gái đến tuổi cập kê phải tự đi tìm hiểu nhau, người lớn không can thiệp. Những đêm trăng sáng, chúng kéo đến đây tâm sự, chuyện trò. Cặp nào ưng bụng nhau thì đêm đó ngủ lại đây luôn, không về”.

Khi số trai gái tụ tập về nhà bà Chu đã đông đáng kể, họ bắt đầu hát giao duyên bằng tiếng A Rem. Tối khuya, các đôi trai gái ngủ lại luôn ở nhà bà. Sau nhiều đêm tự tìm hiểu, nếu cô gái đồng ý thì chàng trai đó sẽ đến nhà vợ tương lai để “bỏ của”, cứ thế họ về sống với nhau. Vậy nên, mới có hình ảnh nhiều cặp vợ chồng địu con lên rẫy nhìn như hai đứa trẻ chưa hết mùi sữa trên miệng.

Nơi có tên gọi độc nhất Việt Nam, chủ tịch xã có con dâu tuổi 13 ảnh 2

Đinh C’Rai mới 17 tuổi nhưng cũng đã có con đầu lòng. Ảnh: T.M

Ngay như ông Đinh Rầu, Chủ tịch xã Tân Trạch, đường đường là một cán bộ, nhưng trong gia đình ông vẫn có cô con dâu cưới thuở 13 tuổi. Cô bé đó tên Y Trinh, vợ của Đinh Đa (con đầu ông Rầu). Hai vợ chồng bằng tuổi nhau, cưới được 2 năm rồi. Nói về chuyện của con, ông Rầu bảo: “Nó ưng cái bụng nhau rồi, miềng không cấm được mô”.

Góp vui vào câu chuyện của chúng tôi, già làng Đinh Đe cười bảo: “Thanh niên của bản cứ theo cái tập tục của các cụ để lại thôi. Phụ nữ người A Rem được toàn quyền quyết định chuyện hôn nhân. Con gái đến tuổi lấy chồng, con trai phải làm lễ “bỏ của” theo yêu cầu của nhà gái”.

Gặp một cô bé mặt trẻ măng địu đứa nhỏ đứng gần trụ sở UBND xã, tôi lại gần hỏi thăm: “Em cháu đây à”? Nghe hỏi vậy, cô bé nhìn tôi rất ngạc nhiên: “Con của mẹ cháu đấy”. Hóa ra, cô bé có tên là Y Rên lấy chồng cách đây 2 năm. Mẹ chồng Rên vừa sinh đứa con gái được mấy tháng, nên cô bế em hộ mẹ.

Những thanh niên trong bản lấy vợ sớm đã đành, ngay cả con cán bộ xã cũng không thực hiện chủ trương của nhà nước đề ra. Nhìn quanh thấy người ta có cháu bế bồng, mình cũng muốn, nên nhiều người chấp nhận phạt. Với cái lí như thế thì cán bộ chỉ có nước “bó tay”.

Nhìn cho rộng ra thì đây là một hủ tục cần sớm được thay đổi, bởi hệ lụy của nó sẽ ảnh hưởng lâu dài. Bí thư xã Tân Trạch Nguyễn Trí Sỹ cho biết, trước tới nay, chính quyền địa phương cũng đã vận động, tuyên truyền cho bà con hiểu, nhưng sắp tới đây sẽ đẩy mạnh hơn nữa các công tác này, để tiến tới xóa bỏ hủ trục trên.

Túc Mạch

Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.
Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra ngày 3/5, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.