Nỗi khổ của các Liên đoàn & chuyện ngành thể thao tự 'chặt' tay chân

[Ngày Nay] - Hiện tại cả nước đang có 25 Liên đoàn – Hiệp hội thể thao quốc gia, được ví như “cánh tay nối dài” song hành cùng ngành thể thao trong việc triển khai các hoạt động chung hay của từng môn. Thế nhưng,  trên thực tế, thay vì   vừa “chặt” mất khả năng tự chủ của các Liên đoàn – Hiệp hội.
Nỗi khổ của các Liên đoàn & chuyện ngành thể thao tự 'chặt' tay chân

Liên đoàn chỉ lo việc hành chính, được bao cấp cả tiền niên liễm

Nhìn nhận một cách thẳng thắn, hầu hết các Liên đoàn – Hiệp hội hiện tại mới chỉ “tự chủ” một số mảng việc liên quan đến hành chính, như giao dịch quốc tế, ban hành điều lệ các giải đấu, công nhận đẳng cấp VĐV, kỷ lục. Còn lại tất cả các hoạt động  đều do ngành thể thao quyết định và bao cấp, từ các vấn đề lớn như kinh phí tập huấn thi đấu nước ngoài, tổ chức giải, thành lập ĐTQG đến những việc tưởng như rất lạ, như niên liễm quốc tế (lệ phí đóng cho các tổ chức châu Á và thế giới) của chính những tổ chức này, với số tiền khoảng 50 nghìn USD.

Cũng có một số Liên đoàn – Hiệp hội, ở các mức độ khác nhau, đã vươn lên tự chủ, nổi bật là bóng đá, tiếp đến có bóng chuyền, cầu lông. Chỉ có điều, những bước chuyển đó đều xuất phát từ nội lực của họ, hoàn toàn mang tính tự phát, không có dấu ấn gì của việc tổ chức, chuyển giao như đáng ra phải thế.

Nỗi khổ của các Liên đoàn & chuyện ngành thể thao tự 'chặt' tay chân ảnh 1

Về cơ bản, hoạt động lớn nhỏ vẫn cứ ngành thể thao tự lo, tự làm, trong bối cảnh nguồn kinh phí được cấp quá hạn hẹp, và ngày càng không đáp ứng được đòi hỏi. Năm nào, các nhà quản lý cũng đau đầu nhức óc trong việc phân bổ nguồn kinh phí bao cấp hạn hẹp (khoảng 250 tỷ đồng)  và rồi cũng chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu tối thiểu của mỗi môn.

Tự “chặt” đường xã hội hóa

Những người có trách nhiệm luôn kêu khó, nào là những ràng buộc lịch sử, điều kiện khó khăn về nhiều mặt của ngành thể thao cùng chính các Liên đoàn – Hiệp hội để biện hộ cho mối quan hệ chồng chéo, sự tồn tại vất vưởng kéo dài của các tổ chức này.

Khổ nỗi, với đa số các Liên đoàn – Hiệp hội, sự tụ chủ này không phải tự nhiên có sẵn, mà chỉ có thể có được với điều kiện xây dựng lại từ đầu, với sự chỉ đạo và hỗ trợ của ngành. Không thể đòi hỏi một tổ chức từ Chủ tịch tới Tổng thư ký, hay văn phòng với 1 – 2 nhân viên đều hoạt động kiêm nhiệm theo kiểu “làm thêm”. Gần như không có dấu ấn của tổ chức nhân sự, tài chính; thiếu các quy chế cần thiết, nhiều Liên đoàn – Hiệp hội chỉ “xin” được tài trợ cho các giải đấu, và trả lương nhân viên đã có thể coi là… hoàn thành nhiệm vụ.

Nỗi khổ của các Liên đoàn & chuyện ngành thể thao tự 'chặt' tay chân ảnh 2

Bên cạnh cái yếu tự thân của các Liên đoàn – Hiệp hội, người ta còn thấy trách nhiệm rất lớn của ngành thể thao với cách nghĩ cách làm giống như đang “chặt” đường xã hội hóa. Bài toán kinh phí và phát triển  của TTVN sẽ không có lời giải nếu như các “hạt nhân” xã hội hóa là các tổ chức xã hội – nghề nghiệp vẫn bế tắc.

Đề án chuyển giao 12 năm vẫn nằm trên giấy

Vấn đề cốt yếu ở đây, cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch cùng Tổng cục TDTT) chưa thể hiện được vai trò cầm trịch trong việc tổ chức, hỗ trợ, chuyển giao quyền tác nghiệp, sự tự chủ cho các Liên đoàn – Hiệp hội, mà cứ mãi “nửa nắm nửa buông” như bấy lâu nay. Trong đó, sự phân cấp các tổ chức căn cứ vào điều kiện, đặc điểm, khả năng thực tế để áp dụng cho từng môn đã được đặt ra với một đề án khởi động từ năm 2007 nhưng đến giờ vẫn nằm trên giấy.

Theo dự thảo, việc chuyển giao sẽ được bắt đầu ngay từ năm 2010 với các Liên đoàn “nhóm 1”, nhóm có khả năng nhận chuyển giao (có điều kiện tài chính, có môi trường tập luyện, có bộ máy và trụ sở) như Ủy ban Olympic Việt Nam, các Liên đoàn Bóng đá, Bóng chuyền, Hiệp hội Golf, Hiệp hội Thể thao Điện tử và Giải trí. Đến năm 2011-2012, tiếp tục chuyển giao cho các Liên đoàn “nhóm 2” có điều kiện ở mức thấp hơn, gồm các Liên đoàn của các môn Cầu lông, Cầu mây, Bóng bàn, Cờ, Mô tô- xe đạp thể thao, Điền kinh, Vovinam. Giai đoạn 2013- 2015, chuyển giao tiếp một số nhiệm vụ, hoạt động tác nghiệp trong khả năng phù hợp cho các Liên đoàn còn lại.

Nỗi khổ của các Liên đoàn & chuyện ngành thể thao tự 'chặt' tay chân ảnh 3

Nếu đúng lộ trình, việc chuyển giao – chí ít về mặt tổng thế và số lượng đã hoàn thành từ lâu . Thế nhưng, đến giờ qua 12 năm, đề án vẫn chỉ nằm ở trên giấy.

Dù có thể sự chuyển giao sẽ khó khăn, bản thân việc xây dựng đề án mang tính khả thi cũng rất gian nan, song chính sự chậm trễ này sẽ khiến người ta hoàn toàn có quyền đặt ra câu hỏi về cách nghĩ cách làm của cơ quan quản lý Nhà nước về thể thao: Có thực sự quyết tâm và thực sự muốn chuyển giao?

Và quan trọng hơn, các Liên đoàn vẫn chưa được “sở hữu” những quyền tác nghiệp mà đáng ra phải thuộc về mình. Thực tế phối hợp hoạt động giữa các Liên đoàn với cơ quan quản lý Nhà nước ở rất nhiều môn liên quan đến các vấn đề không hề phức tạp (tổ chức giải đấu, phong đẳng cấp, lên danh sách ĐTQG) đang nảy sinh rất nhiều khúc mắc, phức tạp. Tất cả chỉ bởi không rõ việc phân định Nhà nước làm gì, tổ chức xã hội – nghề nghiệp làm gì.

Khi hàng loạt môn khác luôn “đau đầu” với chuyện phân bổ kinh phí tập huấn thi đấu quốc tế trong năm, thì Bóng chuyền và Cầu lông lại rất thảnh thơi. Đơn giản vì Liên đoàn của 2 môn này đã đảm bảo nguồn kinh phí tài trợ hàng chục tỷ đồng mỗi năm để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu hoạt động, thay vì phải khổ sở với khoản bao cấp năm nào cũng chỉ 50.000 - 60.000 USD. Riêng với Bóng đá, VFF có thể coi như một trường hợp ngoại lệ, vì ngành thể thao đã không còn phải lo lắng gì đến các hoạt động tác nghiệp.Theo thống kê, trong nhiệm kỳ 7  (2014-2018), VFF đã kiếm được 341 tỷ đồng.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.