Bi hài mức lương chuyên gia của thể thao Việt

[Ngày Nay] - Có một thực tế ít người biết là mức lương mà các chuyên gia nước ngoài của thể thao Việt Nam nhận được thuộc diện thấp nhất thế giới.
HLV Park Hang Seo
HLV Park Hang Seo

HLV từng vô địch thế giới cũng chỉ… 60 triệu đồng

Taekwondo Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt với Hàn Quốc nên luôn thuê được những ông thầy đẳng cấp hàng đầu thế giới cho đội tuyển quốc gia với mức chi phí được hỗ trợ tối đa. Thế nhưng, môn này xoay đủ cách cũng chỉ có được những ông thầy loại khá.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 10/2017, HLV Park Hang Seo đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của tuyển U23 và đội tuyển quốc Việt Nam trên đấu trường châu lục với thành tích Á quân giải U23 châu Á hay mới nhất là hạng tư ASIAD 2018 và ngôi vô địch AFF Cup. Thế nhưng mức lương mà HLV Park Hang Seo nhận được trong thời gian qua ở Việt Nam cũng chỉ 22.000 USD/tháng, chưa bao gồm thưởng và các hỗ trợ khác về nhà, xe riêng... Nó vượt quá xa các đồng nghiệp ở các môn khác song cũng lại thua hẳn các HLV ngoại đang làm việc cho bóng đá nhiều nước Đông Nam Á. Trong đó, một số người thậm chí từng nhận mức lương 100 nghìn hay 160 nghìn USD/tháng.

Đơn giản vì không HLV tên tuổi nào chịu sang làm việc với mức thu nhập khoảng 60 triệu đồng/tháng. Lần cuối cùng các võ sĩ Việt Nam được dẫn dắt bởi một ông thầy đẳng cấp cao đã từ cách đây 9 năm, với nhà cựu vô địch thế giới Kim Jae Sik, người đã chấp nhận nhận hưởng lương 2.700 USD/tháng (trước thuế) coi như một bước thử nghiệm đầu tiên trong sự nghiệp HLV của mình. Đáng nói hơn, mức 2.700 USD dành cho ông Kim đã là cao nhất trong số các chuyên gia ngoại (ngoại trừ bóng đá) ở thời điểm ấy, thuộc diện được ưu tiên đặc biệt. Nó cũng tiếp tục được taekwondo Việt Nam duy trì cho tới tận bây giờ.

Dù sao taekwondo còn đỡ khó khăn hơn, các môn khác thì quá trầy trật trong việc tìm kiếm chuyên gia ngoại, thậm chí bất lực với nguồn kinh phí quá thấp. Ngay cả cử tạ, môn trọng điểm số một kể từ năm 2008 sau tấm HCB Olympic, chưa bao giờ thuê được một ông thầy ngoại xứng tầm, cũng bởi mức chi trả chỉ khoảng 2.500 - 3.000 USD. Tương tự, các môn thế mạnh khác như bắn súng hay thể dục dụng cụ cũng chỉ đang có các chuyên gia nhận lương trên dưới 2.000 USD/tháng.

Chỉ tính riêng cấp độ đội tuyển quốc gia, trung bình mỗi năm ngành thể thao đang thuê dùng 35-40 chuyên gia ngoại, trong đó có khoảng gần một nửa đến từ Trung Quốc. Mức lương trả cho các chuyên gia xê dịch trên dưới 2.500 USD, một số ít nhận 3.000 USD.

Bi hài mức lương chuyên gia của thể thao Việt ảnh 1

Ông thầy Asep Suharno, cựu HLV trưởng đội tuyển quốc gia Indonesia, từng đào tạo nên nhiều nhà vô địch thế giới và Olympic là chuyên gia có đẳng cấp cao nhất từng sang Việt Nam làm việc, với mức lương “khủng” nhất tính đến thời điểm này ở một môn ngoài bóng đá: 5.000 USD/tháng. TP HCM đã thuê ông sang trực tiếp dẫn dắt tay vợt số một Việt Nam Nguyễn Tiến Minh trong 2 năm.

Tụt hậu ngay ở “vùng trũng”

Sự bó buộc này xuất phát từ việc thể thao Việt Nam vẫn đang áp dụng quy định chung của nhà nước cách đây 20 năm với mức tối đa 1.300 USD/tháng, không phù hợp với đặc thù và đòi hỏi của giai đoạn hiện nay.

Thực tế, để trả 2.000 hay 3.000 USD, ngành thể thao đã phải vất vả vận dụng và cân đối từ nhiều nguồn. Trong khi đó, không phải Liên đoàn – Hiệp hội nào cũng có thể tự chủ hay có nhà tài trợ riêng như VFF để chi trả một phần kinh phí thuê chuyên gia, mà đều phải trông chờ cả vào ngân sách.

Bi hài mức lương chuyên gia của thể thao Việt ảnh 2

Trước đây, mức lương trả cho chuyên gia ngoại của thể thao Việt Nam phần nào có thể tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, qua hàng thập kỷ không có gì thay đổi, con số này đã trở nên quá bất cập và tụt hậu xa ngay so với mặt bằng chung khu vực, nhất là trong bối cảnh mức đầu tư cho thể thao thành tích cao của thế giới đã nâng lên một tầm mới. Việt Nam chỉ còn có thể thuê được những ông thầy ở mức trung bình hoặc khá, chứ không mong đón được người giỏi. Ngoại lệ, cũng có một vài gương mặt xuất sắc, đơn cử ở môn bắn súng, thể dụng dụng cụ, gắn bó lâu dài và đóng góp lớn với thu nhập khiêm tốn, nhờ vào quan hệ hay khả năng vận động của từng môn hay điều kiện riêng của chính họ.

Hiện tại, môn nào cũng có thể thuê dùng chuyên gia ngoại, miễn là trong “khung”. Một vài môn không nhất thiết phải có do chỉ là môn có thể cạnh tranh ở SEA Games hay HLV trong nước có thể đảm đương nhưng cũng cố “đua” bằng được. Ngược lại, nhiều môn cần có các chuyên gia giỏi, thậm chí ở trình độ hàng đầu thế giới, lại đang “bó tay”.

Vấn đề cốt yếu, như đánh giá, chuyện thuê dùng chuyên gia nước ngoài của thể thao Việt Nam vẫn đang mang tính dàn trải, cào bằng, cứng nhắc và không có gì thay đổi sau hai thập kỷ.

Ngành thể thao đã quá chậm trễ trong việc tham mưu để có được một quy định, nguồn lực đảm bảo cho một lĩnh vực đặc thù. 

Cách đây vài năm, bóng bàn Việt Nam từng có nhà tài trợ chấp nhận chi 5.000 USD/tháng để thuê một chuyên gia tên tuổi người Trung Quốc. Thế nhưng, lời đề nghị với mức lương “khủng” với bóng bàn Việt Nam đã bị lập tức bị ông chuyên gia từ chối với lý do đã nhận lời làm việc tại Singapore với mức lương 7.000 USD/tháng. Sau khi sang Singapore một thời gian, chuyên gia nói trên lại chuyển sang Anh làm việc khi được trả tới 17.000 USD/tháng.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?