Nghịch cảnh của môn thể thao 'mỏ vàng'

[Ngày Nay] - Cử tạ - môn thể thao “mỏ vàng” số một Việt Nam đang rơi vào nghịch cảnh kéo dài, với mức đầu tư cùng điều kiện tập luyện tệ đến mức khó tin.
Nhiều nhà vô địch đã thành danh từ các phòng tập tồi tàn.
Nhiều nhà vô địch đã thành danh từ các phòng tập tồi tàn.

Những lực sĩ lớn lên từ gầm SVĐ

Cử tạ Việt Nam được gây dựng từ 25 năm trước với chỉ đúng hai địa phương Hà Nội và TP. HCM cùng một giải đấu đầu tiên vỏn vẹn 27 VĐV.

Đến giờ, dù đã có thành tích vươn tới đỉnh thế giới song môn này vẫn có điều kiện tập luyện tồi tàn hệt như hồi khởi đầu. Cả nước hiện tại chỉ có đúng 3 phòng tập chuyên dụng ở Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia 1 (Hà Nội) cùng hai trung tâm Hà Nội và TP. HCM. Ngay cả 3 phòng tập hiếm hoi này cũng chỉ mới đáp ứng ở mức tối thiểu, ngang phòng tập phong trào của nhiều nước.

Tuy nhiên có tới 18  địa phương,đơn vị đang tiến hành đào tạo VĐV tại những địa điểm vô cùng khó tin, ở dưới gầm SVĐ, sân ngoài trời hay thậm chí gara ô tô… Tất cả đều chỉ trên nền đất hay nền xi măng được lót đệm cao su. Ngoài những quả tạ giá rẻ, khác xa với chuẩn quốc tế, các đô cử - vốn phải chịu hàng trăm tấn trọng lượng hàng tháng - không hề có các thiết bị bổ trợ, không được chăm sóc y học và chỉ hưởng mức dinh dưỡng 100-150 ngàn đồng/ngày.

Nghịch cảnh của môn thể thao 'mỏ vàng' ảnh 1

Từ xuất phát điểm yếu kém như thế, rất kỳ lạ là cử tạ Việt Nam vẫn liên tục sản sinh ra các nhân tố trẻ đặc biệt. Càng đáng nói hơn vì chính họ sau đó lại tiếp tục vượt khó, chịu khổ một cách ngoạn mục để đạt tới đẳng cấp có thể tranh chấp sòng phẳng ở mọi đấu trường quốc tế, kể cả Olympic hay giải vô địch thế giới.

Về mặt thành tích cao, cử tạ Việt Nam đã có một số đô cử ở một vài nội dung đã đạt tới trình độ hàng đầu thế giới và châu lục. Tấm HCB Olympic của Hoàng Anh Tuấn, ngôi vô địch thế giới của Thạch Kim Tuấn hay Trịnh Văn Vinh là những thành quả mà chỉ cách đây 10 năm không ai dám nghĩ tới. Trong đó, riêng hạng cân 56 kg nam đã trở thành một “mũi nhọn” duy nhất của thể thao Việt Nam đã đạt tới đẳng cấp hàng đầu thế giới, liên tục sản sinh ra các tài năng đặc biệt.

Kinh phí cho cả đội tuyển bằng một VĐV Thái

Khi Hoàng Anh Tuấn mang về tấm HCB lịch sử tại Olympic 2008, cả môn cử tạ chỉ có 50-60 ngàn USD mỗi năm cho việc tập huấn, thi đấu quốc tế, mua sắm trang thiết bị dụng cụ, thuốc men. Mức đầu tư sau đó có được tăng lên qua từng năm, song tối đa cũng chỉ khoảng 100.000 USD. Kinh phí mỗi năm cho cả môn chỉ hơn 2 tỷ đồng, tương đương với số tiền mà Thái Lan đầu tư cho một đô cử hàng đầu của họ.

Nghịch cảnh của môn thể thao 'mỏ vàng' ảnh 2

Với khoản kinh phí quá ít, môn cử tạ phải cân đối, tính toán đủ kiểu mới có thể cử đội tuyển quốc gia dự tranh 2-3 giải đấu, cũng như ưu tiên cho một vài VĐV nổi trội như Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn, Trịnh Văn Vinh được xuất ngoại tập luyện ngắn hạn.

Mọi chuyện gần đây đã đỡ khó khăn hơn với sự chung sức từ các đơn vị chủ quản, rõ nhất với Hà Nội và TP. HCM. Tuy nhiên, đó cũng mới là giải pháp tình thế, chỉ có thể giải quyết được “phần ngọn”. Bộ môn cử tạ gần như không thể chỉ đạo định hướng và hỗ trợ được gì cho các cơ sở và đành phải trông đợi vào sự xuất hiện của các đô cử đúng nghĩa “lúa trời”.

Dù những người có trách nhiệm của thể thao Việt Nam luôn coi cử tạ là môn “mũi nhọn” hàng đầu song thực tế lại hoàn toàn khác. Cử tạ chưa từng nhận được sự quan tâm chăm lo xứng đáng, nếu không muốn nói còn thua kém nhiều môn khác có khả năng và thành tích quốc tế dưới mình hẳn một bậc.

Ngành thể thao đang nhìn nhận cử tạ ở một góc độ quá hẹp qua một vài hảo thủ như Kim Tuấn, Quốc Toàn, Văn Vinh chứ không phải với tư cách của một môn gần như duy nhất hội đủ các yếu tố cần thiết trở thành “mũi nhọn” tầm quốc tế, rõ nhất với hạng 56kg nam, nội dung mang về cả huy chương Olympic lẫn ngôi vô địch thế giới.

Những gì đang xảy ra với môn cử tạ thực sự là một nghịch lý và một sự lãng phí lớn. Mang tiếng “mỏ vàng” của thể thao Việt Nam, cả môn cử tạ cũng như các lực sĩ hàng đầu thế giới từ Hoàng Anh Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn đến Thạch Kim Tuấn đều chưa từng biết đến một đồng tài trợ.  Liên đoàn Cử tạ - Thể hình Việt Nam được thành lập từ cách đây 5 năm song giờ vẫn gần như bất động.

Rõ ràng đặt vào tương quan so sánh với quốc tế mới thấy cử tạ Việt Nam đã thực hiện được những điều phi thường như thế nào, khi mà vẫn chỉ đang “tay không bắt giặc”.

Đã đến lúc ngành thể thao phải có một chiến lược, giải pháp phát triển riêng cho môn cử tạ để có thể biến nó thành một môn thế mạnh ổn định ở tầm cỡ thế giới; cần thiết xem xét thành lập hẳn một trung tâm huấn luyện đào tạo cử tạ quốc gia, như nhiều nước đang làm với các môn trọng điểm.

Chính vì sự hời hợt và thiếu được đầu tư quản lý thích đáng là nguyên nhân khiến cho cử tạ trở thành môn dính nhiều sự cố doping nhất của thể thao Việt Nam. Có ba lực sĩ từng bị phát hiện dương tính với chất bị cấm theo những cách lãng xẹt, là nhà á quân Olympic Hoàng Anh Tuấn (năm 2010), tài năng trẻ Ngô Thị Hạnh (năm 2014) và mới nhất là nhà vô địch thế giới Trịnh Văn Vinh.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.