1 Nơi nào ở nước ta từng có tên gọi Rốn Rồng trong lịch sử?
icon
Hà Nội
icon
Ninh Bình
icon
Thanh Hóa
Giải thích Theo Cổng thông tin điện tử Hà Nội, Long Đỗ hay Long Độ có nghĩa là "Rốn Rồng", là một tên gọi cũ, không xuất hiện trong văn bản hành chính của vùng đất Hà Nội ngày nay trong lịch sử.
2 Tên Long Đỗ được đặt theo tên của vị thần nào?
icon
Thần đất
icon
Thần núi
icon
Thần sông
Giải thích Long Đỗ là tên của một vị thần trấn giữ núi Long Đỗ. Thần núi Long Đỗ - nơi tiếp nhận khí thiêng sông núi của đất kinh thành Thăng Long, là vị thần bảo hộ cho nhân dân Thăng Long được an cư lạc nghiệp.
3 Đâu là tên gọi khác của vị thần Long Đỗ?
icon
Thần Bạch Hổ
icon
Thần Bạch Mã
icon
Thần Bạch Xà
Giải thích Long Đỗ còn được gọi là thần Bạch Mã, là vị Thành hoàng đất Thăng Long, được thờ ở đền Bạch Mã, trấn phía Đông trong Thăng Long tứ trấn, cũng như nhiều đình, đền khác.
4 Tên gọi này xuất hiện từ khi nào?
icon
Nhà Đường đô hộ
icon
Nhà Minh đô hộ
icon
Nhà Tùy đô hộ
Giải thích Tên gọi này xuất hiện trong thời Bắc thuộc, khi nước ta đang bị nhà Đường đô hộ.
5 Tên gọi Đại La mang ý nghĩa gì?
icon
Một vùng đất
icon
Một vòng thành
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Theo sách “Lịch sử thủ đô Hà Nội”, Đại La là một trong những tên gọi của Hà Nội trước năm 1010. Theo đó, Đại La, hay Đại La thành, nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh Đô. Theo kiến trúc xưa, Kinh Đô thường có "Tam trùng thành quách": trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La.
6 Vua nào đặt tên Thăng Long?
icon
Lý Nam Đế
icon
Lý Phật Mã
icon
Lý Thái Tổ
Giải thích Tên gọi Thăng Long của Hà Nội ngày nay xuất hiện dưới thời vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ). Theo nghĩa Hán Việt, Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên trời. Thăng Long chính là kinh đô Đại Việt dưới thời Lý, Trần (1010-1397).
7 Tên gọi Đông Đô có từ thời nào?
icon
Hồ
icon
Lê
icon
Nguyễn
Giải thích Năm 1397, khi thủ đô được di chuyển về Thanh Hóa. Thăng Long khi đó có tên gọi là Đông Đô. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" cho biết: "Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô". Sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", chú thích: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô" .
8 Hà Nội trải qua mấy tên gọi khác nhau trong lịch sử?
icon
7 tên
icon
8 tên
icon
9 tên
Giải thích Theo sách “Nghìn năm văn hiến Thăng Long”, trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, Hà Nội trải qua 9 tên gọi chính thức gồm: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội; cùng đó là 6 tên gọi không chính thức gồm: Tràng An, Phượng Thành, Long Biên, Long Thành, Hà Thành, Hoàng Diệu.
9 Tên gọi Hà Nội có từ thời vua nào?
icon
Gia Long
icon
Minh Mạng
icon
Thiệu Trị
Giải thích Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Đáy. Theo đó, Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông.
10 Nhận định chính xác về Hà Nội ngày nay?
icon
Có nhiều lễ hội nhất Việt Nam
icon
Có 7 dòng sông chảy qua
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, thành phố này có 7 sông chảy qua địa phận, gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Ngoài ra, 3 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Tích chảy trong nội thành. Sông Lục Nam không chảy qua Hà Nội, chỉ chảy qua 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2018, cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó 7.039 lễ hội dân gian. Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội nhất với 1.095 lễ hội.
(Ngày Nay) - Dịp Giáng sinh năm nay và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc vẫn duy trì trạng thái trời rét, ngày có nắng; trong khi miền Trung khả năng có mưa lớn; khu vực Nam Bộ ít mưa, ngày trời nắng.
(Ngày Nay) - Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
(Ngày Nay) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
(Ngày Nay) - Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
(Ngày Nay) - Chương trình chính luận nghệ thuật "Con đường lịch sử" là dịp đặc biệt để người dân cả nước cùng tự hào nhìn lại chặng đường vẻ vang của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.