50 năm Công ước Di sản Thế giới: Thành tựu và Triển vọng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Được thông qua vào giữa tháng 11/1972, Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới đang bước sang tuổi 50. Nhân dịp này, UNESCO và Hy Lạp đã đồng tổ chức hội nghị quốc tế tại Delphi với nội dung chính là nhìn lại những thành tựu của Công ước, xem xét những thách thức mà Công ước phải đối mặt trong thế kỷ 21 và lập biểu đồ cho những bước đi trong tương lai.
50 năm Công ước Di sản Thế giới: Thành tựu và Triển vọng

Sự kiện được khai mạc vào 17/11/2022, với sự tham gia của bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, và ông Kyriakos Mitsotakis, Thủ tướng Hy Lạp. Trong hai ngày 17 và 18/11/2022, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về các chủ đề như ưu tiên dành cho châu Phi, khả năng phục hồi của Di sản Thế giới trước biến đổi khí hậu, du lịch bền vững và số hóa.

Có ba thách thức lớn đối với tương lai của Di sản Thế giới được nhận định là cần ưu tiên giải quyết.

Tính riêng biệt, bản địa

50 năm sau khi được thành lập, Công ước Di sản Thế giới đã được 194 Quốc gia thành viên phê chuẩn, mang lại cho Công ước một phạm vi thực sự phổ quát. Công ước Di sản Thế giới đã mở đường cho việc ghi nhận 1.154 di sản tại hơn 167 quốc gia, công nhận sự đa dạng tuyệt vời của di sản văn hóa và thiên nhiên.

Tuy nhiên, sự khác biệt đáng kể về địa lý vẫn tồn tại trong Danh sách Di sản Thế giới. Trong khi một số quốc gia có hơn 50 di sản được ghi nhận, có những quốc gia lại không có di sản nào, đó là trường hợp của 12 quốc gia châu Phi tham gia Công ước. Toàn bộ châu Phi chỉ sở hữu 9% số Di sản Thế giới.

Tính riêng biệt cũng đòi hỏi phải có sự tham gia nhiều hơn của người dân địa phương và bản địa, những người có thể tham gia đầy đủ vào quá trình từ việc lập hồ sơ đề cử các di sản để ghi danh, cũng như bảo tồn và phát triển những di sản về lâu dài.

Khả năng tiếp cận

Việc ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới nhằm thể hiện sự công nhận đối với hệ giá trị phổ quát nổi bật của những di sản đó, và chia sẻ đến toàn nhân loại. Mục đích chính của Công ước là đảm bảo rằng những di sản đó được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Mặc dù chia sẻ và truyền tải là hai trụ cột của Di sản Thế giới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có thể thực sự tiếp cận được các di sản này.

Nhằm đáp ứng được thách thức này trong những năm tới, UNESCO, các quốc gia thành viên cũng như cộng đồng quốc tế định hướng ứng dụng các công cụ kỹ thuật số mới.

Sự bền vững

Ngày nay, có 52 Di sản Thế giới thuộc diện đang gặp nguy hiểm. Gần một nửa trong số đó nằm trên lục địa châu Phi. Các nước này đã yêu cầu hỗ trợ triển khai các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.

Đối mặt với nhiều áp lực của con người bao gồm phát triển đô thị, khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường, du lịch quá mức, và xung đột vũ trang, tất cả các Di sản Thế giới đều cần được bảo vệ tốt hơn.

Biến đổi khí hậu đã trở thành mối đe dọa số một đối với các di sản thiên nhiên thế giới, tác động tiêu cực đến 34% số di sản và 70% các di sản biển.

Đến năm 2100, dự tính một nửa số sông băng Di sản Thế giới và tất cả các rạn san hô Di sản Thế giới có thể biến mất.

Di sản thế giới qua những con số

- 1.154 di sản trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO: 897 di sản văn hóa

- 218 di sản tự nhiên, 39 di sản hỗn hợp (cả văn hóa và tự nhiên).

- 43 di sản xuyên biên giới, nằm trên lãnh thổ của hai quốc gia trở lên.

- 52 di sản hiện nằm trong danh sách đang gặp nguy hiểm.

- Trong 50 năm, ba địa điểm đã bị xóa khỏi Danh sách Di sản Thế giới.

- Di sản thế giới có mặt ở 167 quốc gia.

- Công ước Di sản Thế giới đã được 194 quốc gia phê chuẩn.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.