5 kiệt tác kiến trúc cổ đại truyền cảm hứng thiết kế sân vận động

(Ngày Nay) - Các thiết kế của sân vận động Hy Lạp và La Mã cổ đại vẫn hiện diện trong nhiều sân vận động ngày nay.
Thiết kế của Đấu trường La Mã tại Rome được bố trí nhằm điều tiết đám đông và có các khu vực chỗ ngồi riêng biệt dành cho tầng lớp giàu có và quyền lực. Ảnh: Ruhey
Thiết kế của Đấu trường La Mã tại Rome được bố trí nhằm điều tiết đám đông và có các khu vực chỗ ngồi riêng biệt dành cho tầng lớp giàu có và quyền lực. Ảnh: Ruhey

Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã coi trọng sự hoành tráng của thể dục, thể thao đến mức biến những sân chơi bình thường thành một mạng lưới sân vận động được thiết kế không chỉ để tôn vinh các vị thần mà còn nhằm khẳng định sức mạnh của con người. Những thiết kế phi thường của các sân vận động này đã truyền cảm hứng cho các công trình kiến trúc mới suốt hàng ngàn năm.

Từ những năm 1900 đến 1920, khi bóng đá tại trường đại học ngày càng phổ biến, các kiến trúc sư tài năng đã lấy cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã để xây dựng các sân vận động đồ sộ trên khắp các trường đại học tại Hoa Kỳ.

Dưới đây là năm sân vận động cổ đại và sức ảnh hưởng lâu dài của chúng.

1. Đấu trường Pompeii

5 kiệt tác kiến trúc cổ đại truyền cảm hứng thiết kế sân vận động ảnh 1
Quang cảnh sân khấu của đấu trường La Mã ở Pompeii. Ảnh: Dennis Deagnan

Pompeii, một thành phố nổi tiếng với các trận đấu võ sĩ thu hút hàng ngàn khán giả, là nơi sở hữu đấu trường bằng đá La Mã cổ nhất. Khi núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 sau Công nguyên, tro núi lửa đã bảo tồn đấu trường này. Nội thất của đấu trường là một sân đấu hình bầu dục nhỏ với những bức tranh tường mô tả các cảnh săn thú và chiến đấu.

Kiến trúc bên ngoài đấu trường là các cầu thang hình thang độc đáo, mỗi cầu thang được đỡ bằng sáu vòm, và thiết kế này cũng chưa từng tái xuất hiện trong lịch sử kiến trúc La Mã.

Sân vận động Yale Bowl, mở cửa vào năm 1914, đã lấy cảm hứng từ Pompeii, khi các kỹ sư đào một hình bầu dục khổng lồ và xây dựng chỗ ngồi trên các đồi đất mới tạo. Thiết kế sân còn đặc biệt ở chỗ mặt sân được sắp xếp để tránh ánh nắng chiếu vào mắt các cầu thủ trong các trận đấu quan trọng.

2. Đấu trường La Mã

Nằm ở trung tâm thành Rome, đấu trường Colosseum được xây dựng trên tàn tích của cung điện Hoàng đế Nero và mở cửa vào năm 80 sau Công nguyên. Thiết kế của Colosseum lấy cảm hứng từ đấu trường Capua.

Colosseum có hệ thống lối vào ra vô cùng hiệu quả, giúp kiểm soát đám đông. Tầng dưới cùng thậm chí còn có các cửa hàng và gian hàng bán hàng hóa.

Trước khi sân vận động Ohio State được khánh thành vào năm 1922, kiến trúc sư Howard Dwight Smith đã ghi nhận ấn tượng từ Colosseum trong thiết kế của ông. Phần mái vòm và những ô cửa sổ vuông nhỏ trên tầng cao nhất của sân vận động được lấy ý tưởng trực tiếp từ Colosseum.

3. Sân vận động Delphi

5 kiệt tác kiến trúc cổ đại truyền cảm hứng thiết kế sân vận động ảnh 2

Phụ nữ và nam giới đã cùng tranh tài trong các cuộc thi chạy tại sân vận động cổ đại Delphi. Ảnh: Federica Grassi

Delphi, trung tâm của văn hóa Hy Lạp cổ đại, là nơi diễn ra các cuộc thi đấu trong Pythian Games (là một trong bốn Thế vận hội toàn Hy Lạp của Hy Lạp cổ đại). So với những bờ đất đơn sơ của Olympia, Delphi có kiến trúc ấn tượng hơn với 12 hàng ghế và các chỗ ngồi đặc biệt dành cho những người có địa vị cao.

Khi Đại học Stanford xây dựng sân vận động vào năm 1921, họ cũng áp dụng một thiết kế tương tự, với một con mương chạy dọc sân nhằm tạo ra một đường ngăn cách.

4. Circus Maximus

5 kiệt tác kiến trúc cổ đại truyền cảm hứng thiết kế sân vận động ảnh 3

Circus Maximus, đấu trường đua xe ngựa lớn nhất La Mã cổ đại, được xây dựng với một bức tường đá chia đôi trung tâm, trang trí bằng các tượng đài và tượng điêu khắc. Ảnh: Luisa Vallon Fumi

Các cuộc đua xe ngựa tại Circus Maximus có thể chứa hơn 200.000 khán giả với một đường đua dài 609,6 mét. Giữa đường đua là một bức tường đá gọi là “spina” được trang trí bằng nhiều tượng đài và một đài tưởng niệm Ai Cập. Sân vận động Circus Maximus còn tổ chức các trận đấu võ sĩ và các cuộc săn thú.

Năm 1903, Harvard đã khánh thành một sân vận động mới bằng bê tông lớn nhất thời đó với thiết kế giống như một đấu trường cổ đại La Mã. Sân vận động này đã trở thành hình mẫu cho nhiều sân vận động khác trong giai đoạn 1920.

5. Sân vận động Panathenaic

5 kiệt tác kiến trúc cổ đại truyền cảm hứng thiết kế sân vận động ảnh 4

Sân vận động Panathenaic hoàn toàn bằng đá cẩm thạch, nơi diễn ra Thế vận hội hiện đại đầu tiên vào năm 1896 tại Athens. Ảnh: Gatsi

Sân vận động Panathenaic, được xây dựng lại vào khoảng năm 140 sau Công nguyên, là sân vận động duy nhất hoàn toàn làm từ đá cẩm thạch. Đường chạy trong sân dài khoảng 185 mét, tương tự như các sân vận động cổ đại khác.

Khi Harvard xây dựng sân vận động của mình, họ cũng áp dụng những kích thước tương tự để kết nối bóng đá đại học với những sân vận động vĩ đại trong lịch sử.

Theo History
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.