Tài sản chùa Nga Hoàng thuộc về ai?

(Ngày Nay) - Với những diễn biến đã xảy ra cho thấy, nguồn gốc gây ra sóng gió tại chùa Nga Hoàng trong thời gian vừa qua xuất phát từ việc phân chia tài sản sau khi cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn rời khỏi đây.
Biệt phủ, trang trại được cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn xây dựng trong khuôn viên chùa Nga Hoàng
Biệt phủ, trang trại được cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn xây dựng trong khuôn viên chùa Nga Hoàng

Tranh cãi của chung, của riêng

Theo những người dân sống ở thôn Nga Hoàng (thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), thì chùa Nga Hoàng trước đây gọi là Quan âm thiền tự, có quy mô nhỏ từ lâu đời. Năm 2008 cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn nhận phân công làm trụ trì Quan âm thiền tự và bắt đầu công việc tôn tạo, xây dựng nơi đây. 

Người dân thôn Nga Hoàng khẳng định, chùa Nga Hoàng rộng rãi và khang trang như ngày hôm nay có công lớn của cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn, nếu như không có biến cố xảy ra thì có thể ngôi chùa này sẽ còn rộng lớn hơn nữa.

Bên cạnh các công trình liên quan đến điện thờ, tu viện thì trong khuôn viên chùa Nga Hoàng còn có nhiều công trình liên quan, kèm theo đó còn có cả đình Nga Hoàng, nên toàn bộ khu vực này được quy hoạch thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng chung cho toàn bộ người dân địa phương.

Tài sản chùa Nga Hoàng thuộc về ai? ảnh 1

Tờ trình của cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn xin xả giới hoàn tục 

Sau sự việc liên quan đến nữ nhà báo xảy ra vào năm 2019, cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn hoàn tục và cũng rời khỏi chùa Nga Hoàng. Trong nội dung tờ trình xin xả giới hoàn tục của mình gửi GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo, cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn nói rõ: Trong thời gian vừa qua, con đã có làm một số việc ảnh hưởng đến Giáo hội và con cảm thấy không xứng đáng làm một đệ tử xuất gia. Nay con làm đơn này xin xả giới và hoàn tục, đồng thời con cũng xin giao chùa Nga Hoàng, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc cho GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc quản lý.

Tờ trình của cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn được chấp thuận và việc xả giới hoàn tục đã được thực hiện theo quy định của Phật giới. Sau đó, trong buổi làm việc với đại diện GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc, cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn xin giữ lại các tài sản được cho là sở hữu cá nhân của mình, gồm đất đai, xe cộ và một số tài sản liên quan.

Dư luận ước tính khối tài sản mà cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn xin giữ lại có giá trị khoảng 300 tỷ đồng, tuy nhiên, thông tin này phía GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc định giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào quá trình xác minh, tìm hiểu của cơ quan chức năng.

Tài sản chùa Nga Hoàng thuộc về ai? ảnh 2

Dù đã rời khỏi Giáo hội nhưng những việc liên quan đến vị cựu tu sĩ này đang khiến cho hoạt động tại chùa Nga Hoàng trở lên phức tạp 

Về quan điểm xử lý khối tài sản này, phía GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: Việc xác minh nguồn gốc tài sản của cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn sẽ được thực hiện theo pháp luật. Tài sản mang tên chùa Nga Hoàng (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) sẽ được trả về cho nhà chùa. Tài sản mang tên cựu tu sĩ Toàn thì cựu tu sĩ Toàn sẽ được giữ.

Đại đức Thích Thanh Phương, Trưởng ban trị sự GHPGVN huyện Tam Đảo cho biết, theo quy định của Hiến chương Giáo hội thì chùa là của dân, quản lý chùa là các trụ trì. Các sư sãi, người tu hành do Giáo hội quản lý, điều hành và điều động phân công công việc.

Trong sự việc xảy ra tại chùa Nga Hoàng, Giáo hội sẽ cùng với chính quyền địa phương tìm hiểu cặn kẽ và giải quyết đúng theo quy định của pháp luật hiện hành và Hiến chương của Giáo hội.

Chùa chiền, tài sản liên quan thuộc về ai?

Phân tích về vấn đề này, Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, điều 56, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo nêu rõ:

1. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo bao gồm tài sản được hình thành từ đóng góp của thành viên tổ chức; quyên góp, tặng cho của tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được hình thành theo tập quán, do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng.

Cùng với đó, Điều 62 Chương 11 của hiến chương quy định rõ: “Tài chính của GHPGVN gồm có: 1. Niên liễm do các thành viên đóng góp. 2. Tài chính do các tăng ni, cư sĩ Phật tử, tư nhân trong và ngoài nước cúng dàng. 3. Tài chính do giáo hội tự tạo”.

Điều 63 Chương 11 cũng quy định: “Tài sản của GHPGVN gồm có động sản, bất động sản hợp pháp:

1. Do giáo hội xây dựng, tạo mãi hoặc tư nhân trong và ngoài nước hiến cúng hợp pháp.

2. Do các thành viên tăng ni, cư sĩ Phật tử thuộc các tổ chức giáo hội, hội, hệ phái Phật giáo qua các thời kỳ xây dựng, tạo mãi hợp pháp, được giáo hội bảo hộ và quản lý chung theo luật pháp Nhà nước.

3. Giáo sản được giải quyết căn cứ theo quy định chung của pháp luật về tài sản”.

Tài sản chùa Nga Hoàng thuộc về ai? ảnh 3

Luật sư Đặng Xuân Cường cho rằng, các bộ luật hiện hành quy định rất rõ về vấn đề sở hữu và tài sản liên quan đến các cơ sở tâm linh, tôn giáo 

Đối với sự việc xảy ra chùa Nga Hoàng, theo luật sư Cường, tài sản là đất đai thì thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan. Theo đó, điều 159 Luật đất đai quy định rõ rằng việc giao đất cho cơ sở tôn giáo phải thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt của cơ quan chức năng của địa phương.

Như vậy, cần phải hiểu rằng việc hiến tặng đất cho cơ sở tôn giáo là trường hợp đặc biệt, cơ sở tôn giáo cần phải thực hiện thủ tục xin phê duyệt phương án mở rộng và người hiến tặng phải hoàn trả đất cho nhà nước.

Cụ thể đối với trường hợp sư Toàn, mấu chốt cần xác định rõ nguồn gốc hình thành tài sản trước thời điểm ông này hoàn tục là từ đâu.

Trường hợp tài sản được xác lập trong thời điểm sư Toàn trụ trì chùa Nga Hoàng thì cũng cần xem xét thêm các quy định về Nội quy tăng sự và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xử lý.

Khoản 3 - điều 29 Nội quy ban Tăng sự quy định: "Các tài sản tự viện do cá nhân trụ trì đứng tên theo giấy khai sinh sau khi được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì, những tài sản đó thuộc tài sản của tự viện".

TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).