Phở Việt đi bốn phương trời

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đi bốn bể năm châu, ở phương trời nào, người ta cũng có thể tìm được phở. Phở trở thành món ăn không thể thiếu theo chân người Việt đến New Zealand, Cộng hòa Séc, Australia… và nhiều quốc gia khác.
Phở là “linh hồn” của tiệm ăn Việt nơi đất khách quê người
Phở là “linh hồn” của tiệm ăn Việt nơi đất khách quê người

Không chỉ xoa dịu bụng đói, phở còn xoa dịu nỗi nhớ…

Rời Việt Nam để đi du học New Zealand, tới nay đã gần 10 năm Nguyễn Hà My (28 tuổi) chọn lập nghiệp ở đất nước cách quê nhà hơn 9.000 cây số. Là người Bắc, Hà My có cơ duyên hẹn hò rồi kết hôn với một anh chàng người miền Nam.

Chính nhờ vậy, mỗi bữa ăn của gia đình Hà My lại có sự pha trộn đa dạng về ẩm thực của hai miền. Điều này được thể hiện rõ nhất khi bà mẹ một con này bắt tay vào nấu một nồi phở.

“Đi dọc từ Bắc xuống Nam, ở mỗi miền đất nước lại có những cách thức nấu phở khác nhau, nhưng lại không làm mất đi sự đặc trưng của phở”, Hà My nói.

Phở Bắc có nước lèo đậm đà, vị thanh thanh vừa vặn ăn kèm với quẩy mềm cùng chanh tươi được nêm thêm tùy khẩu vị mỗi người. Trong khi đó, phở Nam có vị ngòn ngọt với đầu hành tươi ăn kèm cùng nhiều loại rau thơm như húng quế, ngổ và giá trụng.

Chính bởi sự phong phú trong nguyên liệu và cách nấu nên sang đến các nước bạn, hương vị của phở không được trọn vẹn như ở Việt Nam.

Một phần vì muốn quảng bá văn hoá ẩm thực Việt, một phần muốn giúp những người con xa xứ được thoả mãn nỗi nhớ với ẩm thực quê nhà, nên nhiều người đã mở tiệm phở ở nước ngoài.

Tuy nhiên, nguyên liệu nấu phở ở nước ngoài còn nhiều hạn chế do chỉ có bánh phở khô, rau thơm ăn kèm cũng không đa dạng. Có lẽ bởi vậy nên khi một tô phở được nấu và thưởng thức tại nước bạn hiếm khi được đầy đủ tròn trịa trong hương vị như khi ở Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn rất nhiều người tìm đến tiệm phở để thoả nỗi nhớ với món ăn mang hồn cốt dân tộc, làm ấm lòng mỗi người con xa quê. Không những vậy, họ còn giới thiệu bạn bè quốc tế tới thưởng thức.

“Nhiều hàng phở tại New Zealand khi nấu cho người bản địa sẽ được nêm nhạt hơn, ít nước béo và ít rau thơm để phù hợp với khẩu vị của họ”, Hà My cho biết.

Nhiều thế hệ thứ hai hay thứ ba trong các gia đình người Việt tại New Zealand bắt đầu kết hôn với người bản địa, từ đó tạo ra một bản sắc văn hóa đa dạng. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng giữ bản sắc văn hóa bằng cách tổ chức nấu những bữa cơm sum họp dịp cuối tuần.

Cũng có khi họ tổ chức những bữa tiệc để mời bạn bè đồng hương tới chơi nhà, cùng nhau vào bếp nấu phở hay đưa cả gia đình tới những quán ăn Việt. Kỳ lạ hơn cả bạn bè quốc tế cũng yêu thích ẩm thực Việt, đặc biệt là với phở.

“Phở dễ ăn và không quá đắt so với những món ăn khác của nước bạn nên người ta dễ gọi và nhận ra tô phở Việt Nam”, Hà My nói.

Phở Việt đi bốn phương trời ảnh 1

Một tô phở tại New Zealand.

Ăn một tô phở không chỉ để xoa dịu chiếc bụng đói mà còn đang xoa dịu nỗi nhớ tinh thần. Nhớ từng sáng tinh mơ ngồi trên vỉa hè ăn bát phở nóng hổi. Nhớ mỗi tối tăng ca về trễ cùng đồng nghiệp gọi một bát phở để chóng xua đi cơn đói cồn cào. Nhớ những hôm chán cơm nhà không biết nên ăn gì lại lái xe ra quán phở thân quen.

Cũng theo Hà My, các quán ăn Việt Nam từ lâu đã là nơi giao lưu gắn kết cộng đồng người Việt xa xứ và cũng là nơi giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt đến với bạn bè quốc tế.

“Đi ăn đồ Việt, không thể không gọi thêm tô phở”, Hà My nói. “Có thể họ sẽ không biết để làm ra một tô phở cần trải qua rất nhiều công đoạn chế biến đòi hỏi cầu kỳ như nào, nhưng ít nhất họ biết phở là biểu tượng văn hóa Việt”.

“Gây thương nhớ nhất là món phở bò tái”

Cách New Zealand nửa vòng Trái Đất, tại khu chợ Sapa ở thủ đô Praha của Cộng hòa Séc, có không ít quán phở là điểm hẹn cuối tuần của người Việt sinh sống lâu năm tại quốc gia Trung Âu này.

Mỗi khi thèm hương vị Việt Nam, chị Nguyễn Hạnh sẽ đến quán phở Thiện Hành, một quán phở do người Nam Định mở trong khu chợ. “Quán phở lúc nào cũng đông khách, chủ yếu là những thực khách sành ăn”, Nguyễn Hạnh nói. “Gây thương nhớ nhất là món phở tái, thịt bò tươi băm tay, được xối nước nóng vào khi thực khách gọi mới bắt đầu làm. Nước dùng đậm đà chuẩn bò ninh, có thể cảm nhận được vị ngọt của xương bò, cùng bánh phở mềm tan dần trong miệng”.

Ngoài Thiện Hành, trong chợ Sapa vẫn còn nhiều quán phở khác cũng hấp dẫn không kém như Phở Tùng, phở Quỳnh Anh… Mỗi quán lại có hương vị và đặc trưng khác nhau. Món phở ở đây như món ăn hàng ngày của người Việt Nam xa quê, nhiều thực khách người Séc cũng say mê món ăn dân dã này.

Phở Việt đi bốn phương trời ảnh 2

Phở bò tái ở khu chợ Việt ở Cộng hòa Séc (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Không chỉ ra hàng ăn, tại Cộng hòa Séc, nhiều gia đình cũng có thói quen tự nấu phở bởi nguyên liệu. Cộng hòa Séc cũng được mệnh danh là thủ phủ trồng rau của Trung Âu, nơi cung cấp rau củ cho cả khu vực trong mùa hè. Do đó, mọi thứ gia vị cần để nấu phở đều sẵn có, dễ mua, từ phở khô, hành lá, rau mùi, rau thơm… “Hễ nhớ nhà là tôi lại nấu một nồi phở cho cả gia đình ăn, và tất nhiên, đó là món phở bò tái”, chị Hạnh chia sẻ.

Phở là “linh hồn” của tiệm ăn Việt nơi đất khách quê người

Khi bắt đầu mở quán ăn đồ Việt Centralma tại Noumea, New Caledonia, chị Nguyễn Thị Minh Thuý nghĩ ngay đến việc chọn món phở làm chủ đạo với hy vọng món ăn này có thể thu hút khách cả gốc Việt lẫn Tây tới quán của mình. Tại mảnh đất có người Việt đặt chân đến từ rất sớm này, cách đây hơn một thế kỷ, phở là món ăn đã nổi danh từ lâu. Cả người gốc Việt lẫn người Tây đều biết rằng đó là một món ăn rất ngon của Việt Nam.

“Quả thật, khi quán mở, những khách hàng đầu tiên của tôi đã gọi ngay món phở, trong số nhiều món Việt khác mà tôi lên thực đơn của quán của mình. Tôi nhớ, trong hôm khai trương quán, tôi có hỏi khách hàng là tại sao họ lại chọn món phở mà không phải các món khác, họ trả lời rằng: Đến quán Việt, nhất định phải thử món phở trước tiên. Nếu món phở ngon, gần như chắc chắn các món Việt khác cũng ngon và thuần Việt”, chị Thúy kể.

Phở Việt đi bốn phương trời ảnh 3

Bát phở bò thịnh soạn tại một nhà hàng Việt tại Australia (Ảnh nhân vật cung cấp)

Và trong hơn 17 năm mở quán ăn Việt tại đất khách quê người, chị Thúy rất cảm ơn món phở đã giúp mình níu chân được rất nhiều khách hàng quen, trong đó rất nhiều khách Tây. Còn họ thì bảo với Thúy rằng: Cám ơn bà chủ quán đã cho họ được thưởng thức món Phở và các món Việt Nam khác thật ngon và độc đáo.

Lấy được chồng Tây nhờ… phở

Chị Dương Thị Hồng, một Việt kiều tại Australia lấy chồng là người bản địa và hiện đang sinh sống cùng chồng và con gái tại Sydney.

Chị kể lại: “Chồng tôi “cảm” tôi cũng vì món phở mà những ngày đầu quen nhau, tôi đã nấu mời anh ấy ăn. Mùi hương thơm nồng của phở cùng những gia vị ngọt lành của người Việt đã khiến anh ấy nhớ mãi không quên. Chồng tôi thường nói đùa với tôi rằng, anh muốn lấy tôi, để có thể “ăn phở ngon thường xuyên hơn”.

Giờ đây, sau gần 20 năm sống ở xứ người, chị Hồng vẫn thường xuyên nấu phở để bản thân đỡ nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, đồng thời phục vụ nguyện vọng “được ăn phở” mà chồng và con gái.

Phở Việt đi bốn phương trời ảnh 4

Bát phở do chị Hồng tự nấu cho chồng con. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Con gái chị Hồng, dù sinh ra và lớn lên tại Australia nhưng rất thích ăn phở. Cô bé còn phân biệt được phở Nam, phở Bắc sẽ có mùi vị khác nhau như thế nào. Chồng chị Hồng và con gái khi mời bạn bè đến nhà ăn tôi lúc nào cũng thích chị nấu phở thết đãi khách, “để người nước ngoài biết phở Việt Nam ngon tuyệt như thế nào”.

"Và thực sự, bạn bè chúng tôi, phần lớn là người Tây phương, đều rất mê món phở, họ luôn bảo với chúng tôi rằng món phở Việt Nam vô cùng tuyệt vời", chị Hồng cho biết.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.