Quân đội Trung Quốc rất nể sức mạnh tổng hợp của Việt Nam

"Mặc dù chỉ ra những hạn chế của quân đội Việt Nam, giới quân sự Trung Quốc vẫn giành sự tôn trọng đối với sức mạnh chiến đấu tổng hợp của Việt Nam" – Một học giả Mỹ có thâm niên nghiên cứu về quân đội Trung Quốc cho biết.
Quân đội Trung Quốc rất nể sức mạnh tổng hợp của Việt Nam

Mới đây trên tờ New York Times có một bài phỏng vấn Giáo sư Lyle J. Goldstein về tình hình Biển Đông nói chung và đặc biệt là sự đánh giá về lực lượng quân sự của cả Trung Quốc và Việt Nam. Giáo sư Goldstein là người đã nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc.

Ông là người thông thạo cả tiếng Trung Quốc lẫn tiếng Nga, đã có bằng Thạc sĩ về nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Đại học Johns Hopkins. Ông lấy bằng Tiến sĩ tại trường Princeton.

>> 4 lý do Trung Quốc không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh

Quân đội Trung Quốc rất nể sức mạnh tổng hợp của Việt Nam - anh 1

Một xe tăng của Việt Nam

Giáo sư Goldstein hiện đang là thành viên của dự án nghiên cứu “Đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong cán cân quyền lực khu vực Đông Á”. Trước đó, ông là giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc do Hải quân Hoa Kỳ thành lập để nghiên cứu Hải quân Trung Quốc.

Với những kiến thức sâu rộng về Trung Quốc, Giáo sư Goldstein đã cung cấp nhiều thông tin quý báu về suy nghĩ, quan điểm của Trung Quốc nói chung và quân đội Trung Quốc nói riêng đối với Việt Nam. Để cung cấp thêm những thông tin đa chiều cho độc giả về tình hình Biển Đông hiện nay, chúng tôi trích một phần bài phỏng vấn này. Sau đây là nội dung bài báo:

- Việt Nam dường như muốn duy trì một đường lối độc lập với Trung Quốc, và Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực quân sự, đường lối đó diễn ra đã diễn ra như thế nào?

- Việt Nam là một quốc gia có truyền thống quân sự mạnh mẽ. Chắc chắn, ngoại giao hiện đại và chiến lược quân sự của Hà Nội bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lịch sử hiện đại của Việt Nam như một "sát thủ khổng lồ." Người Việt Nam đã thành công trong việc đẩy lui thực dân Pháp trong những năm 1950, sau đó đánh bại người Mỹ (1965-1973) và cuối cùng chống lại Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu (1979).

Lịch sử này dường như đã thấm nhuần vào Việt Nam với một sự tự tin để phát triển cách tiếp cận khá độc lập với chính sách đối ngoại. Nó có khả năng cũng đã khuyến khích Việt Nam đầu tư mạnh vào quốc phòng để chuyển quan hệ đối tác chủ yếu với Nga sang nhiều đối tác khác.

Không giống như một số quốc gia khác ở Đông Nam Á (ví dụ Philippines), Việt Nam chưa từng có ý định bỏ bê quốc phòng. Mặt khác Việt Nam có niềm tin rằng họ có đủ lực lượng để ngăn chặn Trung Quốc và sau đó theo đuổi ngoại giao để giải quyết tranh chấp.

- Ông đã làm một số nghiên cứu về cách người Trung Quốc đánh giá về Việt Nam và quân sự Việt Nam. Vậy người Trung Quốc có tôn trọng quân đội Việt Nam không? Họ có nuôi dưỡng những kỷ niệm xấu của cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam không? Bây giờ Trung Quốc mạnh mẽ hơn thì họ đánh giá khả năng quốc phòng của Việt Nam ra sao?

- Trung Quốc đã theo dõi khả năng quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam cực kỳ chặt chẽ. Điều thú vị, cả Bắc Kinh và Hà Nội đều dựa trên các vũ khí của Nga - tàu ngầm, tàu khu trục cũng như máy bay - để thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của mình.

Quân đội Trung Quốc rất nể sức mạnh tổng hợp của Việt Nam - anh 2

Tàu ngầm lớp Kilo. Ảnh minh họa.

Kinh nghiệm thông thường này lớn hơn khả năng của Trung Quốc để đánh giá tổng thể năng lực quân sự của Việt Nam. Có một điều mỉa mai rằng các loại vũ khí tương tự và chiến thuật mà Trung Quốc có thể giả thuyết triển khai chống lại Nhật Bản hay Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào thì có thể cũng được Việt Nam triển khai để chống lại Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc cũng hiểu rằng nhập khẩu vũ khí của Nga không nhất thiết phải là một tình hình lý tưởng, bởi vì nó chắc chắn có thể dẫn đến sai sót trong đào tạo và bảo trì nghiêm trọng thậm chí cả các loại đặc hữu. Các tai nạn gần đây của tàu ngầm lớp Killo nhập từ Nga của Ấn Độ là một minh họa. Tại thời điểm này, Việt Nam có nhiều phụ thuộc vào vũ khí và chuyên môn quân sự từ Nga hơn Trung Quốc – nước đã có thể dựa vào khả năng quân sự bản địa nhiều hơn nữa.

Mặc dù cuộc chiến tranh năm 1979 chưa từng được thảo luận cởi mở và nghiên cứu ở Trung Quốc thì Trung Quốc dường như vẫn tôn trọng sức mạnh chiến đấu tổng thể của Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc cũng chỉ ra các điểm yếu khác nhau trong chiến lược phát triển quân sự của Việt Nam.

Cụ thể, nó đã được lưu ý rằng tàu ngầm có thể là một lực đẩy quan trọng cho những nỗ lực của Việt Nam, nhưng các nhà phân tích Trung Quốc đánh giá rằng Việt Nam về cơ bản là thiếu kinh nghiệm quan trọng trong vận hành các hệ thống vũ khí vô cùng phức tạp.

Một điểm yếu khác trong khả năng phòng thủ của Việt Nam do các nhà phân tích Trung Quốc nhận định liên quan đến giám sát, nhắm mục tiêu và quản lý cuộc chiến. Có vẻ các chiến lược gia Trung Quốc có một ý thức chung rằng họ có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào qua “mô hình 14/3” thường được giới quân sự Trung Quốc nhắc đến. Đó là ám chỉ cuộc đụng độ ngày 14 tháng 3 năm 1988 tại quần đảo Trường Sa, trong đó một đội tàu hải quân nhỏ của Trung Quốc đã đánh chìm một vài tàu Việt Nam trong một trận chiến nhỏ nhưng quyết định.

- Việt Nam đã mua sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo từ Nga.Tại sao họ chọn những tàu ngầm? Liệu Việt Nam sẽ có những phi hành đoàn được đào tạo tốt, đủ để vận hành hiệu quả các tàu ngầm hay không và có chắc chắn các tàu ngầm là thứ Việt Nam đang cần hay không?

- Nhiều nhà phân tích cho rằng tàu ngầm là thứ cần thiết đối với bất kỳ lực lượng hải quân hiện đại nào. Trong khi tàu nổi ngày càng trở nên dễ bị tổn thương do bị phát hiện từ xa và tấn công chính xác thì tàu ngầm vẫn còn khả năng sống sót vì những khó khăn vốn có của các loại tàu săn ngầm hiện nay. Họ có thể hoạt động hoàn toàn độc lập, nhưng vẫn tạo ra một đòn chí tử cho đối phương với một vài quả ngư lôi hoặc tên lửa chống tàu (ASCM).

Các tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga đã xuất khẩu một cách phổ biến trên toàn thế giới, bao gồm các lực lượng hải quân của cả Ấn Độ và Trung Quốc. Tàu được coi như một đối thủ đáng gờm trong mắt giới Hải quân Mỹ, không chỉ vì nó có độ ồn thấp làm cho việc phát hiện vô cùng khó khăn, mà còn vì tính hiệu quả của hệ thống vũ khí mà nó có, ví dụ như tên lửa Klub-S với tốc độ siêu âm và hành trình đầu cuối.

Chắc chắn, những vũ khí này sẽ cải tiến thêm rất đáng kể khả năng phòng thủ của Việt Nam. Sau tất cả, Việt Nam từ lâu đã chứng minh được khả năng sử dụng hiệu quả lực lượng mặt đất nhưng khả năng trên không và đặc biệt là trên biển thì còn khá hạn chế, ít nhất là cho đến ngày nay.

Vả lại, các nhà phân tích hải quân từ lâu vẫn coi Trung Quốc là lực lượng đặc biệt yếu về khả năng chống tàu ngầm. Do đó, có lẽ có thể nói rằng Hà Nội đã tìm thấy một điểm yếu trong tấm áo giáp Trung Quốc và đang tìm cách khai thác. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng Hải quân Trung Quốc đã nhận thức được điểm yếu này. Ngay bây giờ và những năm tới họ đang nỗ lực cải thiện khả năng chống tàu ngầm. Trong 2 năm qua, họ đã đóng với số lượng lớn các tàu khu trục chống ngầm.

Như đã nói ở trên, việc mua tàu ngầm mới có mối quan tâm lớn đối với quá trình đào tạo và bảo trì liên quan. Có lẽ đúng là hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại có thể cho phép các đội tương đối thiếu kinh nghiệm có thể đạt được kết quả chiến đấu nhất định. Mawjd cù không nên cho rằng vận hành tàu ngầm là một trong những vấn đề phức tạp nhất của hải quân nhưng để xây dựng được một lực lượng thực sự đáng tin cậy và thành thạo không phải chỉ mất vài năm mà phải nhiều thập kỷ.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.